Cá lóc nướng trui - đặc sản dân dã và bình dị của người miền Tây

Hà My Đăng lúc: Thứ sáu, 06/08/2021 16:56 (GMT +7)
Ẩm thực miền Tây nổi tiếng với những như gà nướng, ếch nướng, ốc nướng,... Trong đó, không thể nào không nhắc tới một món ăn đặc sản: cá lóc nướng trui.
Hashtag #Đặc sản Việt Nam #Ẩm thực việt nam #Đặc sản miền Tây #LIFESTYLE #Ăn sung uống sướng

Nếu ai quan tâm đến ẩm thực miền Tây hẳn đều biết vùng đất trù phú này rất nổi tiếng với các món nướng dân dã. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến “cá lóc nướng trui”, món ăn dân dã đã trở thành một phần không thể thiếu của người dân miền Tây.

Các lóc nướng trui gắn liền với quá trình khai hoá đất đai ở phương Nam. Không chỉ có tên gọi độc đáo mà hương vị của cá lóc nướng trui cũng rất đặc sắc và đáng nhớ. Nguyên liệu chính để chế biến món ăn này chính là cá lóc đồng - một loại cá sống ở dưới đồng ruộng, kênh mương.

Độc đáo với cá lóc nướng trui - đặc sản dân dã và bình dị của người miền Tây - Ảnh 1
Độc đáo với cá lóc nướng trui - đặc sản dân dã và bình dị của người miền Tây - Ảnh 1
Độc đáo với cá lóc nướng trui - đặc sản dân dã và bình dị của người miền Tây - Ảnh 1
Độc đáo với cá lóc nướng trui - đặc sản dân dã và bình dị của người miền Tây - Ảnh 1

Khi chế biến món cá lóc nướng chui này, người ta không cần phải cầu kỳ trong việc sơ chế. Cá cũng không cần phải mổ bụng, không cần phải cạo bỏ nhớt, không cần phải đánh vảy và cũng chẳng cần phải tẩm ướp gia vị. Chỉ cần rửa sạch rồi xiên cá vào thanh tre từ miệng đến đuôi. Sau đó, người ta sẽ cắm thanh tre xuống đất và phủ rơm khô. Thường thường, người ta sẽ cắm phần đầu xuống đất và phần đuôi thẳng lên trời. Phần nước sẽ rỏ xuống đất và phần thịt sẽ thơm và dẻo hơn.

Món cá nướng trui về cơ bản chỉ có thế, nhưng để món ăn được ngon thì người làm phải biết định lượng rơm để nướng. Các lóc đồng tự nhiên vốn nhỏ con nên nướng không cần quá lâu. Lượng rơm phải phù hợp với trọng lượng và số lượng cá nướng. Nếu rơm ít cá không đủ chín, nhiều rơm quá, cá sẽ cháy, khô và mất đi độ ngọt. Thông thường, khoảng 15 phút khi đốt lửa, rơm tàn cũng là lúc cá lóc nướng trui hoàn thành. Khi đó, cá toả mùi thơm nức.

Độc đáo với cá lóc nướng trui - đặc sản dân dã và bình dị của người miền Tây - Ảnh 1
Độc đáo với cá lóc nướng trui - đặc sản dân dã và bình dị của người miền Tây - Ảnh 1
Độc đáo với cá lóc nướng trui - đặc sản dân dã và bình dị của người miền Tây - Ảnh 2
Độc đáo với cá lóc nướng trui - đặc sản dân dã và bình dị của người miền Tây - Ảnh 2

Vì nướng trực tiếp bằng lửa rơm nên cá lóc nướng chui ngoài mùi thơm của cá còn có chút khét của rơm rạ, nhưng với người miền Tây, đó mới chính là hương vị đặc trưng của cá lóc nướng. Cá lóc sau khi nướng sẽ được cạo hoặc chà sạch lớp vảy than cháy bên ngoài rồi tách đôi cá theo chiều xương sống.

Theo đúng cách thưởng thức dân của người Tây, cá chín sẽ được ăn kèm với bánh tráng, các loại rau ghém của miền Tây như chuối chát, khế, lá cóc và chấm với muối ớt hột. Và sau, để món ăn ngon hơn, sau khi nướng và tách cá xong, người ta rưới lên cá một lớp mỡ hành đậu phộng để cá nướng thêm bùi, béo. Đồ chấm cũng mở rộng, không chỉ muối ớt mà còn có thể là nắm nêm, mắm me.

Độc đáo với cá lóc nướng trui - đặc sản dân dã và bình dị của người miền Tây - Ảnh 1
Độc đáo với cá lóc nướng trui - đặc sản dân dã và bình dị của người miền Tây - Ảnh 1

Từ món ăn dân dã của người miền Tây, cá lóc nướng trui đã trở thành đặc biệt tiêu biểu của miền Tây, xuất hiện khắp Việt Nam trong những hàng quán chuyên ẩm thực miền Tây. Cá lóc khi xuất hiẹn trong nhà hàng cầu kỳ trong các chế biến và trình bày. Tuy nhiên để thưởng thức đúng vị cá lóc miền Tây, thì con cá lóc đồng vừa nướng rơm xong, ngồi đặt trên lá sen lá chuối, vừa ăn vừa rổn rang chuyện trò với bà con mới thực sự đúng chất.

Cá lóc nướng trui - đặc sản dân dã và bình dị của người miền Tây - Ảnh 6

Ngoài cá lóc nướng trui, các lóc đắp đất nướng cũng khá phổ biến. Đây là cách chế biến dân dã quen thuộc của người miền Tây. Không chỉ cá, người ta còn có thể bọc gà đất sét rồi nướng chín, ăn ngay như trong bộ phim Đất rừng phương Nam. Với kiểu chế biến này, cá giữ được độ ngọt, mềm, tuy nhiên khi đập đất dễ bị mất phần da giòn.

Các món đặc sản của địa phương luôn mang những đặc trưng văn hoá của nơi đó. Cá lóc nướng trui xét về cách chế biến hay nguyên liệu ăn kèm đều không cầu kỳ, nhưng có lẽ sự phong khoáng, tuỳ biến của món ăn này mới khiến người ta dành cho nó nhiều sự khen tặng đến thế.

Xôi trám Cao Bằng có gì đặc biệt mà nằm trong 100 món ăn đặc sản Việt Nam? Món cháo mối độc đáo từ mối cánh được ví như "tôm bay" của người Cơ Tu Cơm bơ dầm nước mắm Buôn Mê, món ăn đầy sáng tạo và đậm chất Việt
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp