Theo quan niệm dân gian, ngày vía Thần Tài (10/1Âm lịch hàng năm) là dịp quan trọng, nhất là đối với những người làm ăn buôn bán. Bên cạnh việc mua vàng lấy "vía" mọi thường thường chuẩn bị mâm cúng thịnh soạn, tươm tất để cầu cho một năm mới được thuận lợi, sung túc, nhiều tài lộc. Tuy nhiên, viêc sắm sửa lễ cúng cũng cần chỉn chu, đầu đủ thì việc làm ăn mới được "thuận buồm xuôi gió". Dưới đây là những gợi ý cụ thể cho mâm lễ cúng thần tài cũng như những lưu ý khi thực hiện việc lễ bái trong ngày này.
>>> Xem thêm: Đặt đồ vật này lên bàn thờ đúng ngày Vía Thần Tài, cả năm gia đình gặp may mắn, đón giàu sang
Mâm cúng ngày vía Thần Tài ngoài hương hoa trà quả thì còn cần lễ mặn gồm thịt quay, trứng luộc, tôm (cua) luộc... Ở miền Nam nhiều nhà còn đặt thêm cá lóc nướng lên mâm cúng.
Ngoài ra, theo dân gian nhiều nhà còn có tục mua vàng đặt lên bàn thờ để xin lộc Thần Tài. Bên cạnh đó, hoa cúng thường được chọn là những hoa có nụ, có hương thơm và không nên dùng hoa giả. Khi thực hiện lễ cúng nên dùng đèn dầu, nến thay cho những đèn có hiệu ứng nhấp nháy vì nhiều người quan niệm việc này có thể tạo ra những trường khí xấu, ảnh hưởng đến việc thờ cúng.
- Trước khi dâng lễ cúng, gia chủ nên lau dọn, sắp xếp bàn thờ Thần tài gọn gàng, sạch sẽ. Mọi người có thể sử dụng nước thơm, rượu... để tẩy bụi, lau bàn thờ.
- Không được ăn mặc luộm thuộm, cần gọn gàng, chỉn chu khi thực hiện lễ cúng Thần Tài.
- Rượu, nước tưới vào nhà khi thực hiện lễ cúng xong nên đứng từ bên ngoài tưới vào trong nhà mới mang ý nghĩa tài lộc vào nhà, tiền bạc rủng rỉnh.
- Gạo, muối sau khi cúng Thần Tài nên được cất đi để gia chủ dùng với ngụ ý giữ lộc.
- Các lễ cúng Thần Tài như hoa quả, bánh kẹo... chỉ nên thụ lộc trong gia đình không nên đem chia hay phân phát cho người ngoài.
Bình luận