Bác sĩ chỉ ra loại những lá xông nên dùng khi là F0

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ ba, 08/02/2022 10:20 (GMT +7)
Theo các chuyên gia, xông có thể giúp cho tình trạng viêm mũi họng, nghẹt mũi giảm đi ít nhiều, từ đó giúp người bệnh dễ chịu hơn nhưng không nên lạm dụng xông.
Hashtag #COVID-19 #Kiến thức cần biết #NEWS #Nóng trên MXH

F0 có nên xông lá hay không?

Liên quan đến việc xông hơi giúp kích thích đề kháng của cơ thể, các chuyên gia cho biết, điều này là đúng nhưng không thể diệt được virus như nhiều người vẫn nghĩ. Việc xông chỉ giúp cho tình trạng khó chịu ở đường hô hấp được giảm nhẹ. Nguyên nhân là do khi xông mũi hay xông hít bằng tinh dầu sẽ làm ấm vùng mũi, sát khuẩn đường mũi, từ đó sẽ  giúp người bệnh giảm phù nề, giúp bớt sổ mũi, nghẹt mũi. 

Tuy nhiên, nếu lạm dụng và xông quá nóng sẽ làm tổn thương niêm mạc, khi đó hiệu quả sẽ ngược lại đó là khiến người bệnh càng bị nghẹt mũi nặng hơn.

Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, khi xông mọi người có thể sử dụng các thảo dược đơn giản, dễ kiếm. Nếu không có bạn có thể mua viên tinh dầu xông về cho vào nước để xông cũng được.

BS giải thích xông hơi có thật sự giúp F0 nhanh khỏi hơn và chia sẻ loại lá nên dùng khi xông - Ảnh minh họa
BS giải thích xông hơi có thật sự giúp F0 nhanh khỏi hơn và chia sẻ loại lá nên dùng khi xông - Ảnh minh họa

>>> Xem thêm: Miền Bắc mưa rét tiếp tục kéo dài do không khí lạnh tăng cường

Trong đó khi xông vùng mũi họng, bạn cần làm sạch mặt như vậy sẽ giúp da và lỗ chân lông tiếp xúc với nhiệt và ẩm tốt hơn. Đồng thời trước khi xông nên uống một ít nước và ăn nhẹ.

Cách nấu nồi thuốc xông toàn thân tại nhà dành cho F0

Nguyên liệu để nấu nồi thuốc xông toàn thân dành cho F0 khá phổ biến. Bác sĩ cho biết có thể sử dụng các loại lá cây giàu tinh dầu có sẵn trong vườn nhà như: lá bưởi, lá chanh, lá tía tô, lá kinh giới, lá sả, lá hương nhu, lá bạc hà...

Bên cạnh đó, có thể dùng thêm các loại lá tre, lá trúc, đậu săng, lá chuối... vì sẽ có tác dụng hạ sốt.

Các loại lá có tác dụng kháng sinh như lá hành, bồ công anh, kim ngân hoa, lá tỏi, sài đất… cũng có thể dùng được rất tốt.

Các loại lá trên mỗi thứ một ít đem rửa sạch rồi cho vào nồi đổ khoảng 2-3 lít nước, đun sôi, đậy kín vung, rồi đun sôi lại khoảng 10-15 phút thì bắc ra và xông.

Nếu xông toàn thân cần trùm kín người, còn nếu xông vùng tai mũi họng thì chỉ cần lấy khăn bông trùm kín đầu. Sau khi xông xong, bạn nên lau sạch mồ hôi, thay quần áo, nếu có thể nên ở phòng kín gió để tránh gió thổi trực tiếp vào người.

Ngoài ra, khi điều trị tại nhà F0 nên ăn thêm cháo, súp. Có thể nấu cháo với tía tô để giúp ra mồ hôi và nhanh khỏi bệnh hơn.

Lưu ý nếu xông vùng tai mũi họng chỉ nên dùng 1 cốc nước xông nhỏ để tránh bị bỏng. 

Bác sĩ chỉ ra loại những lá xông nên dùng khi là F0 - Ảnh 2

Những F0 tuyệt đối không được xông hơi

Chuyên gia nhấn mạnh, trẻ em, người già, người hạ huyết áp, người có bệnh mãn tính, ung thư, phụ nữ đang đến chu kỳ, bà bầu, người mắc bệnh về tâm lý... không nên xông hơi. Chỉ người trưởng thành có sức khỏe bình thường mới nên xông. Bên cạnh đó, việc xông hơi toàn thân cũng chỉ nên thực hiện tuần 2-3 lần hoặc xông cách nhật, xông mũi thì có thể làm hằng ngày.

Khi xông xong nên uống một ly nước ấm, hoặc trà gừng, soup hay cháo nóng, để làm ấm cơ thể.

Những điều F0 cần làm trong dịp Tết Nguyên đán 2022 Cách làm hồ sơ để hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động là F0 Người dân có nên dự trữ thuốc điều trị Covid-19 khi F0 tăng cao?
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp