Mấy ngày nay cụm từ khóa "H&M đường lưỡi bò" nóng hơn bao giờ hết trên không gian mạng Việt.
Nguyên do là hãng thời trang Thụy Điển đã ngang nhiên sửa bản đồ Trung Quốc thành bản đồ có đường lưỡi bò - hành động bị lên án là vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam một cách trắng trợn.
Cư dân mạng Việt Nam muốn hòa bình sử dụng đồ chính hãng từ các thương hiệu nước ngoài. Nhưng, chúng ta càng nhân nhượng thì những nhãn hàng quốc tế càng được đà lấn tới. Sau cùng, CĐM Việt quyết tâm tẩy chay thương hiệu Thụy Điển.
Đây không phải là lần đầu tiên những cái tên đình đám dính phải những tranh cãi phân biệt chủng tộc, cổ súy nô lệ, coi thường tôn giáo...
Trước khi dính phốt bông Tân Cương với Trung Quốc và tự ý sửa bản đồ địa giới hành chính, H&M vốn đã có một quả tạ to đùng.
Vào tháng 1/2018, H&M tung ra hình ảnh người mẫu nhí da màu mặc một chiếc áo hoodies in hình "Coolest Money in the Jungle" (Con khỉ ngầu nhất rừng), còn đứa trẻ da trắng mặc áo "Survival Expert" (Chuyên gia sinh tồn).
Cộng đồng da màu đồng loạt tỏ ra bất bình vì cho rằng hành động này của H&M là phân biệt chủng tộc vì sự so sánh cực kỳ nhạy cảm và dễ gây liên tưởng.
Tháng 12/2017, "Chú đại bàng Mỹ" bán một chiếc vòng tay có thiết kế y hệt còng tay nô lệ. Trước sự tức giận của dư luận, American Eagle sau đó đã phải xin lỗi và thu hồi sản phẩm. Tuy nhiên, các khách hàng cho biết mẫu vòng tay này chỉ được thu hồi trên website còn vẫn được bán tại cửa hàng.
Thấy chuyện bất bình chẳng tha, cộng đồng mạng đánh sập website của Zara do "nóng mắt" với chiếc áo hoodies trẻ em giống như đồng phục tù nhân.
Mẫu áo cổ lọ có phần khoét ở môi này được bán với giá 900 USD. Chúng bị cho rằng nhìn không khác gì đồng phục khủng bố. Sau đó hãng đã phải lên tiếng xin lỗi và thu hồi toàn bộ sản phẩm.
Gucci lại tiếp tục gặp vận hạn khi mở bán chiếc khăn xếp mang tên "Indy Full Head Wrap" trị giá $800 (18,562,880 VNĐ).
Chiếc khăn bị cộng đồng Hồi giáo phản ứng gay gắt vì cho rằng xúc phạm văn hóa tín ngưỡng của họ. Gucci đã phải gỡ bỏ mẫu thiết kế này.
Bình luận