Hoài Linh được phép giữ tiền từ thiện trong bao lâu thì hợp pháp?

Alex Đăng lúc: Thứ hai, 24/05/2021 22:36 (GMT +7)
Vụ việc nghệ sĩ Hoài Linh "chần chừ" chưa thực hiện việc chuyển số tiền từ thiện khoảng hơn 13 tỷ đồng đến tay người dân miền Trung liệu có vi phạm pháp luật?
Hashtag #Danh hài Hoài Linh #NEWS #Nóng trên MXH

Mới đây, nghệ sĩ Hoài Linh đã tiếp tục có một cuộc livestream để giải thích và "trần tình" thêm một lần nữa về tình trạng của số tiền từ thiện đã được nhân dân và các nhà hảo tâm gửi ủng hộ cho đồng bào miền Trung trong đợt thiên tai cuối năm 2020 vừa qua.

Theo đó, số tiền còn lại trong tài khoản của Hoài Linh "bao gồm cả tiền lãi gửi ngân hàng và chi phí ra vào" là 13 tỷ 417 triệu 197 nghìn 865 đồng. Ngoài ra, NSƯT Hoài Linh khẳng định số tiền này vẫn còn nằm trong tài khoản riêng dành cho mục đích thiện nguyện mà anh đã thiết lập.

Hoài Linh được phép giữ tiền từ thiện trong bao lâu thì hợp pháp? - Ảnh 1

Tính từ khi quyết định "chốt sổ" vào ngày 11/11/2020 đến nay, đã 6 tháng có lẻ số tiền từ thiện trên nằm trong tài khoản "quỹ từ thiện" do nghệ sĩ Hoài Linh đứng tên. Những lời thông báo của Hoài Linh đang không thể thỏa mãn được những nghi vấn của cộng đồng mạng và rất nhiều những vấn đề "lấn cấn" đang cần câu trả lời thỏa đáng cho dư luận.

Thứ nhất,  Hoài Linh được phép giữ số tiền từ thiện trong bao lâu?

Điều đầu tiên, Hoài Linh kêu gọi từ thiện trên danh nghĩa cá nhân, không phải lấy danh nghĩa của một quỹ từ thiện nào cả. Bởi vậy, mọi số tiền ra vào tài khoản mà Hoài Linh đăng tải nhận quyên góp tại ngân hàng MB bank là thuộc sở hữu cá nhân của Hoài Linh.

Điều này cũng đồng nghĩa, đây là quan hệ dân sự về việc thực hiện công việc theo nội dung ủy quyền cho, tặng tài sản. Nghệ sĩ Hoài Linh trong trường hợp này chỉ là người đại diện theo ủy quyền của người có tài sản mà ở đây là các người dân, các nhà hảo tâm đã chuyển tiền vào tài khoản MB nói trên. Hoài Linh là đại diện nhận tiền và có trách nhiệm chuyển giao tài sản của bên cho sang cho bên nhận tài sản theo thỏa thuận, cam kết trước đó.

Những địa phương được Hoài Linh công bố là đã có liên hệ để chuẩn bị gửi tiền từ thiện.
Những địa phương được Hoài Linh công bố là đã có liên hệ để chuẩn bị gửi tiền từ thiện.

Theo Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14-5-2008 thì nghệ sĩ Hoài Linh không được đứng ra quyên góp, vận động, tiếp nhận hàng cứu trợ. Như vậy, vụ việc sẽ được chiếu theo bộ luật dân sự mà theo đó, khi tài sản của bên A ( dùng cho việc quyên góp, ủng hộ) gửi ủy quyền cho bên B sẽ theo nội dung thỏa thuận của hai bên để thực hiện,  nếu không có thỏa thuận thì khi nhận được tiền, nghệ sĩ Hoài Linh phải chuyển đi luôn. Hoài Linh không có quyền giữ số tiền trên mà không có thỏa thuận công khai với chủ tài sản (những người ủng hộ). Dĩ nhiên, những lý do đưa ra do bận, dịch bệnh hay đã liên hệ địa phương những chưa thể tự tay mang tới (như trong livestream mới nhất) mà Hoài Linh đăng tải là chưa đủ thuyết phục.

Thứ hai, hành vi "giam" tiền từ thiện (chưa rõ mục đích) của Hoài Linh có bị tính là phạm tội không?

Dưới góc độ pháp lý, đây là vụ việc theo luật dân sự. Và với trường hợp nghệ sĩ (bên nhận tài sản ủy quyền) không chuyển tiền theo cam kết hoặc có dấu hiệu gian dối trong việc chi tiêu sử dụng số tiền này. Chỉ cần có bên nhà hảo tâm (bên ủy quyền tài sản) có đơn thư tố cáo thì cơ quan điều tra sẽ đủ căn cứ vào cuộc làm rõ hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật. 

Khi có đơn thư tố cáo, cơ quan điều tra vào cuộc thì nếu kết quả điều tra cho thấy bên nhận ủy quyền tài sản bị kết luận là có gian dối để chiếm đoạt số tiền từ thiện từ 4 triệu đồng trở lên hoặc sử dụng số tiền từ thiện sai mục đích dẫn đến mất khả năng trả lại tài sản thì sẽ chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật Hình sự năm 2015.

Có người ủng hộ tới hàng tỷ đồng.
Có người ủng hộ tới hàng tỷ đồng.

Theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, mức độ phạm tội cao nhất thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 - 20 năm hoặc tù chung thân:

- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (theo khoản 5 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015).

Như vậy, tùy  thuộc vào việc trục lợi tiền từ thiện xảy ra trên thực tế và mức độ nghiêm trọng của hành vi, nếu bị kết án về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì hình phạt chính cao nhất là tù chung thân.

Trong số những nhà hảo tâm gửi tiền cho Hoài Linh, có những người gửi số tiền rất lớn, thậm chỉ cả tỷ đồng. Nếu một trong số hoặc tập thể những người này gửi đơn kiện, nam nghệ sĩ sẽ phải đối mặt với pháp luật. Tuy vậy, dù có xảy ra kiện tụng hay không, Hoài Linh đang đứng trước "thử thách" có thể coi là "cú phốt" lớn nhất từ trước đến nay trong cuộc đời "30 năm làm nghề".

Hoài Linh đích thân lên tiếng vụ 13 tỷ tiền từ thiện: "Sự nghiệp 30 năm đánh đổi mười mấy tỷ, quý vị cho ý kiến thử là có nên không?" Hoài Linh đích thân lên tiếng vụ 13 tỷ tiền từ thiện: "Sự nghiệp 30 năm đánh đổi mười mấy tỷ, quý vị cho ý kiến thử là có nên không?" Từng bênh vực nghệ sĩ Hoài Linh, nhưng ca sĩ Mỹ Lệ nay đã xóa sạch "dấu vết" Trang cá nhân của nghệ sĩ Chí Tài đăng trạng thái lạ giữa ồn ào Hoài Linh
Copy URL
Danh hài Hoài Linh
[Ẩn - Hiện]

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp