Làm thẻ căn cước như thế nào nếu bị xóa hộ khẩu?

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ bảy, 17/04/2021 16:53 (GMT +7)
Nếu đã bị xóa hộ khẩu, thì người dân cần phải tiến hành nhập hộ khẩu (đăng ký thường trú) trở lại để được cơ quan chức năng giải quyết cấp CCCD.
Hashtag #Căn cước công dân #NEWS #Nóng trên MXH

Nhiều người cho biết, vì hoàn cảnh công việc, gia đình nên họ phải đi làm ăn xa nên bị xóa hộ khẩu do không có mặt tại địa phương trong thời gian dài. Vậy những trường hợp này nếu đi lầm thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip cần làm thế nào?

Trả lời vấn đề này, luật sư Nguyễn Huy Việt (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết, thẻ CCCD là loại giấy tờ tùy thân trên đó ghi nhận thông tin nơi thường trú của mỗi cá nhân. Do đó, để được cấp thẻ CCCD, khi đi làm thủ tục xin cấp thẻ, nhất định người dân cần phải có nơi đăng ký thường trú (sổ hộ khẩu). Nếu thuộc những trường hợp đã bị xóa hộ khẩu, thì người dân cần phải tiến hành nhập hộ khẩu (đăng ký thường trú) trở lại để được cơ quan chức năng giải quyết cấp CCCD.

Công an quận 3, TP.HCM thực hiện làm căn cước công dân lưu động cho người dân các phường 12, 13, 14 tại nhà thờ Vườn Xoài - Ảnh: Tuổi Trẻ
Công an quận 3, TP.HCM thực hiện làm căn cước công dân lưu động cho người dân các phường 12, 13, 14 tại nhà thờ Vườn Xoài - Ảnh: Tuổi Trẻ

Cụ thể, điều 13 thông tư 35/2014 của Bộ Công an quy định, để xin cấp giấy xác nhận về việc trước đây công dân đã đăng ký thường trú, người dân có thể đến công an xã, phường, thị trấn nơi đăng ký thường trú. Trong đó, hồ sơ để xin được nhập hộ khẩu trở lại bao gồm: phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; giấy tờ, tài liệu chứng minh trước đây có hộ khẩu thường trú (nếu có).

Sau khi công dân nộp đầy đủ hồ sơ, công an phải xác nhận và trả kết quả cho người dân trong vòng 3 ngày. Nếu không xác nhận được thì cơ quan chức năng có liên quan phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trogn đó, nội dung xác nhận mà cơ quan công an cấp cho người dân sẽ bao gồm các thông tin cơ bản của từng cá nhân như họ và tên, tên gọi khác (nếu có), ngày-tháng-năm sinh, giới tính, nguyên quán, dân tộc, tôn giáo, số CMND, nơi thường trú, ngày-tháng-năm đăng ký thường trú, ngày-tháng-năm xóa đăng ký thường trú.

Sau khi đã xin được giấy xác nhận này người dân sẽ đi làm thủ tục nhập hộ khẩu, sau đó tiến hành làm CCCD như quy định.

Nếu người dân hiện sống ở TP.HCM hoặc địa phương khác đã bị công an địa phương nơi thường trú xóa hộ khẩu và mất CMND cũng sẽ được cơ quan chức năng giải quyết tương tự. Nếu là người không có quốc tịch Việt Nam (người nước ngoài, người không quốc tịch…) kéo theo không có các giấy tờ hộ tịch, nhân thân (khai sinh, hộ khẩu, CMND…) thì theo quy định pháp luật Việt Nam, cơ quan chức năng sẽ không có cơ sở để giải quyết cấp CMND/CCCD.

Cũng theo quy định, khi người dân đi làm thẻ CCCD gắn chip, cơ quan chức năng sẽ trả kết quả sau 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với hồ sơ cấp mới và đổi; 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại (do cần tra cứu, xác minh). Sau khi được nhận CCCD (có thể qua đường bưu điện hoặc nhận trực tiếp tại nơi làm), công dân cần đóng mức cước trong TP.HCM là 30.000 đồng, ngoài TP.HCM là 31.000 đồng.

Chưa có căn cước công dân, thí sinh có được đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT không? Khi làm căn cước công dân nếu nhuộm tóc, trang điểm, ảnh xấu... có được yêu cầu chụp lại? Có cần phải sửa đổi thông tin trên sổ đỏ khi chuyển sang căn cước công dân gắn chíp?
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp