Lời nguyền trong ngôi mộ 1400 năm tuổi của cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa

Dawn Humo Đăng lúc: Thứ bảy, 28/11/2020 17:34 (GMT +7)
Khi mở nắp quan tài, các chuyên gia đã kinh hãi vì dòng chữ được khắc bên trong đó. Họ nhanh chóng đưa ngôi mộ về bảo tàng cất giữ, không ai dám mở ra lần nữa.

Giới quý tộc và hoàng thất Trung Hoa thường được chôn cất cẩn thận dưới lòng đất, kèm theo rất nhiều châu báu, vàng bạc quý giá thời đó. Khi xã hội đang phát triển không ngừng cùng với những toà nhà chọc trời mọc lên như nấm, người ta dần phát hiện ra những điều bí ẩn dưới lòng đất nhờ vào những công trình thi công xây dựng.

Ngôi mộ được tìm thấy tại thành cổ Tây An, Trung Quốc.
Ngôi mộ được tìm thấy tại thành cổ Tây An, Trung Quốc.

Có lẽ để bảo vệ sự yên bình của những người đã khuất, những ngôi mộ cổ thời xa xưa thường được khắc lời nguyền rủa cho những kẻ phá vỡ “giấc ngủ” của người trong quan tài. Đặc biệt, bởi sự quý giá của những món đồ được chôn theo, các ngôi mộ hoàng thất trở thành mục tiêu của những tên trộm mộ. 

Năm 1967, một nhóm công nhân phát hiện một ngôi mộ có vẻ cổ xưa trên công trường xây dựng tại thành cổ Tây An, Trung Quốc. Các nhà khảo cổ sau đó đã khai quật ngôi mộ và xác định chủ nhân nằm bên trong là người hoàng tộc thời Bắc Chu, nhà Tuỳ (581 – 619). 

Các nhà khảo cổ sau đó đã khai quật ngôi mộ và xác định chủ nhân nằm bên trong là người hoàng tộc thời Bắc Chu, nhà Tuỳ (581 – 619). 
Các nhà khảo cổ sau đó đã khai quật ngôi mộ và xác định chủ nhân nằm bên trong là người hoàng tộc thời Bắc Chu, nhà Tuỳ (581 – 619). 

Bên trong ngôi mộ là Lý Tĩnh Huấn, 9 tuổi, con cháu gia tộc họ Lý. Vào thời nhà Tuỳ, gia tộc họ Lý thuộc dòng dõi quý tộc, hiển hách, có qua lại với nhà vương thất. Lý Tịnh Huấn là con gái của Lý Mẫn – phò mã của Tuỳ Văn Đế Dương Kiên. Lý Mẫn được Dương Kiên yêu quý và tin tưởng cho kế tục phụ thân làm Thượng Trụ quốc, đồng thời được phong làm Quang Lộc đại phu, khiến gia tộc họ Lý đạt tới thời kỳ thịnh vượng nhất. 

Bên trong ngôi mộ là Lý Tĩnh Huấn, 9 tuổi, con cháu gia tộc họ Lý.
Bên trong ngôi mộ là Lý Tĩnh Huấn, 9 tuổi, con cháu gia tộc họ Lý.

Lý Tịnh Huấn là hòn ngọc quý của cả gia tộc họ Lý hiển hách và triều đình vương thất họ Dương, bất ngờ qua đời khi mới 9 tuổi do bệnh nặng. Hoàng thái hậu Dương Lệ Hoa là người đau buồn nhất, bà hạ chỉ lấy nghi lễ Hoàng gia để hậu táng cho cháu gái, đồng thời cho sử dụng ngôi mộ to hơn của Tuỳ Văn Đế Dương Kiên. 

Hoàng thái hậu Dương Lệ Hoa hạ chỉ lấy nghi lễ Hoàng gia để hậu táng cho cháu gái, đồng thời cho sử dụng ngôi mộ to hơn của Tuỳ Văn Đế Dương Kiên. 
Hoàng thái hậu Dương Lệ Hoa hạ chỉ lấy nghi lễ Hoàng gia để hậu táng cho cháu gái, đồng thời cho sử dụng ngôi mộ to hơn của Tuỳ Văn Đế Dương Kiên. 

Các nhà khảo cổ phát hiện ngôi mộ được chôn theo quy cách thuộc cấp cao nhất nhà Tuỳ bấy giờ. Bên trong ngôi mộ là cỗ quan tài bằng đá chạm khắc tinh xảo, còn có đồ chơi trẻ con cùng 230 món đồ bằng vàng, bạc, ngọc bích, đồ sứ và nhiều bảo vật quý hiếm từ Tây Vực. 

Vòng cổ được làm bằng đá quý ngọc trai.
Vòng cổ được làm bằng đá quý ngọc trai.
Chai thủy tinh hình bầu dục làm bằng công nghệ thổi thủy tinh thời cổ đại tinh xảo, quý hiếm.
Chai thủy tinh hình bầu dục làm bằng công nghệ thổi thủy tinh thời cổ đại tinh xảo, quý hiếm.

Những món đồ nổi bật bên trong ngôi mộ gồm chiếc quách (hòm bằng đá bảo quản thi thể) của Lý Tịnh Huấn được chế tạo khéo léo, mang phong cách hoàng gia quý tộc, chứa rất nhiều viên ngọc quý, còn có vòng cổ được làm bằng đá quý ngọc trai, chai thủy tinh hình bầu dục làm bằng công nghệ thổi thủy tinh thời cổ đại tinh xảo, quý hiếm. Các nhà khảo cổ đã bị sốc bởi những bảo vật quý hiếm được khai quật cùng ngôi mộ, họ đều không thể ước tính giá trị của chúng. 

Dòng chữ khắc trên nắp của chiếc quách “Khai giả tức tử”, nghĩa là kẻ mở ra lập tức chết.
Dòng chữ khắc trên nắp của chiếc quách “Khai giả tức tử”, nghĩa là kẻ mở ra lập tức chết.
Nhiều chuyên gia tin rằng dòng chữ này do Hoàng thái hậu Dương Lệ Hoa chính là người chỉ thị khắc dòng chữ này để bảo vệ cháu gái yêu quý được bình an.
Nhiều chuyên gia tin rằng dòng chữ này do Hoàng thái hậu Dương Lệ Hoa chính là người chỉ thị khắc dòng chữ này để bảo vệ cháu gái yêu quý được bình an.

Tuy nhiên, các nhà khảo cổ sau khi nghiên cứu đã ngay lập tức đưa toàn bộ quan tài bảo tồn trong bảo tàng quốc gia Trung Quốc. Nguyên do là bởi dòng chữ khắc trên nắp của chiếc quách “Khai giả tức tử”, nghĩa là kẻ mở ra lập tức chết. Nhiều chuyên gia tin rằng dòng chữ này do Hoàng thái hậu Dương Lệ Hoa chính là người chỉ thị khắc dòng chữ này để bảo vệ cháu gái yêu quý được bình an. Hiện nay, quan tài nhỏ được bảo tồn tại Nhà Bảo tàng Bi Lâm Tây An. Khách tham quan có thể được nhìn thấy, tuy nhiên chưa một ai dám mở chiếc quan tài ra kể từ đó tới nay. 

Lời nguyền trong ngôi mộ 1400 năm tuổi của cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa.
Lời nguyền trong ngôi mộ 1400 năm tuổi của cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa.
Tài tử "Jocker" hóa thân thành Hoàng đế Napoléon trong bộ phim lịch sử Nhan sắc “Kế hoàng hậu” Xa Thi Mạn ở tuổi 45
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp

News feed

Recommend