Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm có những món ăn gì?

Huyền Nguyễn Đăng lúc: Chủ nhật, 13/06/2021 22:24 (GMT +7)
Vào Tết Đoan Ngọ, mọi người thường sắp những mâm cúng gia tiên, cúng ngoài trời và các món ăn giúp "diệt" sâu bọ như: rượu nếp, bánh tro, trái cây...
Hashtag #Tết Đoan ngọ #Văn hóa ẩm thực #LIFESTYLE #Ăn sung uống sướng

Tết Đoan Ngọ diễn ra vào ngày mùng 5/5 Âm lịch hay còn được gọi là Tết Đoan Dương, "Tết giết sâu bọ"... Đây là một ngày quan trọng trong năm, chỉ đứng sau dịp Tết Nguyên Đán. Theo quan niệm của người xưa, vào ngày này, các gia đình thường sắp những mâm cúng gia tiên, cúng ngoài trời và đặc biệt là chuẩn bị các món ăn giúp "diệt trừ sâu bọ", bệnh tật. 

Tết Đoan Ngọ diễn ra vào ngày mùng 5/5 Âm lịch.
Tết Đoan Ngọ diễn ra vào ngày mùng 5/5 Âm lịch.

Lễ cúng Tết Đoan Ngọ gồm 2 lễ là lễ cúng gia tiên - được đặt trên bàn thờ gia tiên như nghi lễ cúng thông thường và lễ cúng ngoài trời - được đặt ngoài trời với mong muốn diệt trừ sâu bệnh, cây cối tốt tươi... Mâm cúng có thể làm chay, mặn, tùy theo phong tục cũng như điều kiện kinh tế của gia chủ hoặc đơn giản hơn cũng có thể chỉ dâng hương hoa, cúng trái cây tươi đều được. 

Sau khi chuẩn bị các lễ vật cần thiết, gia chủ sẽ bày biện vào trong một chiếc mâm, đặt ngay ngắn trên bàn thờ hoặc bàn ngoài trời, thắp nến xung quanh. Khi đến đúng giờ Ngọ (khoảng 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều) thì tiến hành nghi lễ cúng bái, thắp hương và đọc văn khấn gia tiên. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều gia đình thường thực hiện nghi lễ vào sáng sớm ngày 5/5 Âm lịch, chứ không cần đúng giờ Ngọ do thời gian hạn hẹp.

Có thể làm mâm cúng gia tiên hoặc cúng ngoài trời đều được.
Có thể làm mâm cúng gia tiên hoặc cúng ngoài trời đều được.
Nếu không có điều kiện, bạn có thể dâng hương hoa hoặc trái cây.
Nếu không có điều kiện, bạn có thể dâng hương hoa hoặc trái cây.

Mâm cúng gia tiên dịp Tết Đoan Ngọ bao gồm:

- 1 mâm cơm chay

- Các loại bánh chay 

- Xôi

- Mâm ngũ quả

- Bình hoa 

- 3 chén rượu

- 3 chén trà

- Tiền vàng âm phủ 

- 9 cây nến 

- Nhang

Mâm cúng ngoài trời dịp Tết Đoan Ngọ bao gồm:

- Các loại bánh chay

- Xôi

- Mâm ngũ quả

- Bình hoa 

- 5 chén rượu

- 5 chén trà

- 1 chiếc lọng đỏ viền vàng

- 9 cây nến 

Những món ăn không thể thiếu trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ

Trong ngày Tết Đoan Ngọ, nhiều gia đình còn chuẩn bị những món ăn quen thuộc, đặc trưng để dâng lên ông bà tổ tiên cũng như thưởng thức những loại quả chua nhằm "diệt trừ" sâu bọ.

1. Cơm rượu nếp

Đây là một trong những món ăn khá phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm dân gian, bộ phận tiêu hóa của con người thường có các loại giun sán có hại. Chúng thường cư trú sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng có thể tiêu diệt được.

Vào ngày 5/5 Âm lịch, các loại ký sinh này thường ngoi lên thì chúng ta mới có thể tận dụng cơ hội để loại bỏ chúng bằng cách ăn những món ăn có vị chua, chát mà điển hình nhất là cơm rượu nếp. Đặc biệt, nếu thưởng thức món cơm rượu này ngay khi vừa ngủ dậy vào buổi sáng Tết Đoan Ngọ thì sẽ càng hiệu nghiệm hơn. Ở miền Nam, rượu nếp được thay bằng cơm rượu.

Cơm rượu nếp nên được ăn vào buổi sáng ngay khi thức dậy.
Cơm rượu nếp nên được ăn vào buổi sáng ngay khi thức dậy.
Ảnh: pumochum
Ảnh: pumochum

2. Bánh tro (bánh gio, bánh ú)

Ngoài cơm rượu nếp thì bánh tro cũng là một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết "giết sâu bọ". Chiếc bánh nhỏ xíu, thường có hình chóp tam giác hoặc thuôn dài. Tùy theo từng địa phương mà bánh tro có nhân ngọt, nhân mặn hoặc không có nhân. Nhiều người cho rằng, ăn bánh tro trong dịp này cũng khiến bệnh tật trong người biến mất và đặc biệt, đây cũng là món ăn thích hợp trong những ngày thời tiết oi bức. 

Bánh tro thường được ăn kèm với mật. - Ảnh: hanhung987
Bánh tro thường được ăn kèm với mật. - Ảnh: hanhung987

3. Trái cây Tết Đoan ngọ

Vào tháng 5 Âm lịch, các loại trái cây phổ biến nhất là: vải, mận, xoài... Những loại quả này đều tươi ngon, có vị chua. Theo dân gian, nếu ăn các loại trái cây này vào thời điểm buổi sáng, ngay sau khi thức dậy của Tết Đoan ngọ sẽ giúp tiêu diệt hết sâu bọ trong người. 

Ảnh: ryangbae1997
Ảnh: ryangbae1997

4. Thịt vịt

Nếu như miền Bắc thường ăn cơm rượu nếp trong ngày Tết Đoan Ngọ thì ở nhiều địa phương miền Trung, người dân thường ăn thịt vịt. Theo đó, ngày 5/5 Âm lịch là ngày khí trời nóng nực, nhiệt độ tăng cao nên ăn thịt vịt sẽ giúp cơ thể mát mẻ hơn. 

Theo dân gian thịt vịt có tính hàn, thích hợp ăn trong những ngày oi bức. - Ảnh: bth_sisters
Theo dân gian thịt vịt có tính hàn, thích hợp ăn trong những ngày oi bức. - Ảnh: bth_sisters

5. Chè trôi nước

Chè trôi nước là món ăn đặc trưng của người dân miền Nam trong ngày Tết Đoan Ngọ. Những viên chè được làm từ bột nếp, bên trong có nhân đậu xanh thơm ngon, ăn kèm nước đường, gừng và cốt dừa lại càng tăng thêm vị béo ngậy cho món ăn. 

Chè trôi nước là món ăn của người miền Nam trong ngày Tết Đoan Ngọ.
Chè trôi nước là món ăn của người miền Nam trong ngày Tết Đoan Ngọ.

6. Chè kê

Ở Huế, người dân thường ăn món chè kê vào ngày 5/5 Âm lịch. Sau khi xay hạt kê, loại bỏ lớp vỏ bên ngoài, người ta đem ngâm cho nở rồi đun sôi đến khi sền sệt. Lúc này, bỏ thêm nước đường, một chút gừng để cân bằng hương vị là đã được ngay một món ăn cho mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ. 

Chè kê được ăn cùng bánh tráng mè.
Chè kê được ăn cùng bánh tráng mè.
5 món ăn nên chuẩn bị cho mâm cúng trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương Mâm cỗ Tết Quảng Nam truyền thống đặc sắc tới mức nào? Mâm cỗ Tết cổ truyền miền Bắc: Từng món ăn đều lưu giữ nét văn hóa Việt
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp