Vậy giỗ Tổ Hùng Vương ăn gì? Dưới đây, 2 Đẹp sẽ giới thiệu đến bạn đọc 5 món ăn đặc trưng trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Bạn có thể tự tay vào bếp và trổ tài nấu món ngon cho gia đình, người thân và bạn bè nhé!
Bánh chưng, bánh giầy là 2 loại bánh không thể thiếu trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Món bánh này có nguồn gốc từ thời Hùng Vương thứ 6 và đến nay đã trở thành một trong những món ăn mang đậm nét truyền thống của người Việt, chứa đựng ý nghĩa sâu sắc được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Theo quan niệm của người xưa, bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho "trời tròn, đất vuông". Được chế biến chủ yếu từ: gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn nhưng bánh chưng, bánh giầy lại mang đến hương vị thơm ngon đặc trưng mà khó có món bánh nào có thể thay thế. Vì vậy, không chỉ vào những ngày Tết, 2 loại bánh này xuất hiện trong nhiều dịp khác nhau, điển hình nhất là ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
"Giỗ Tổ Hùng Vương ăn gì?" hẳn là niềm băn khoăn của nhiều gia đình. Nếu đã có bánh chưng, bánh giầy thì chẳng thể nào không nhắc đến xôi gấc. Được sáng tạo từ món xôi nếp truyền thống, xôi gấc là món ăn có màu sắc đỏ đẹp mắt, tượng trưng cho sự may mắn, mang đến điều tốt lành và cuộc sống viên mãn.
Cũng như nhiều món xôi thông thường, để tạo nên món xôi gấc ngon thì gạo nếp là yếu tố quyết định. Sau khi đồ, xôi gấc có màu đỏ đặc trưng, hương vị ngọt bùi và dẻo mềm.
Từ lâu, hình ảnh gà luộc trong mâm cơm cúng tổ tiên đã trở nên quen thuộc trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Mặc dù không được chế biến cầu kỳ nhưng gà luộc lại mang đến ý nghĩa tốt đẹp. Vì vậy, đây là món ăn dễ làm, phù hợp trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
Để có món gà luộc ngon, quan trọng nhất là khâu lựa chọn gà. Người ta thường chọn những con gà có trọng lượng từ 1,5 đến 2,5kg, thịt săn chắc, ức nhỏ. Đồng thời, khi luộc gà nhất định phải thêm một vài lát gừng và đầu hành lá để món ăn thơm ngon hơn.
Nếu như gà luộc, xôi gấc là "bộ đôi bình dân" thì cơm hạt sen chắc chắn là "món ăn của bậc vương giả". Thời phong kiến, món ăn này thường được dùng để tiến Vua nên đòi hỏi người đầu bếp phải có kinh nghiệm, tỉ mỉ ngay từ khi lựa chọn nguyên liệu đến chế biến. Dù chỉ gồm những nguyên liệu quen thuộc như: gạo, hạt sen, tôm tươi, rau củ... nhưng khi kết hợp lại với nhau lại đem đến một món ăn hấp dẫn, đặc trưng trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
Ngày nay, nem rán là một món ăn không thể thiếu trong mỗi dịp lễ, Tết. Cách chế biến nem khá đơn giản, chủ yếu gồm phần thịt băm, rau củ được gói lại bởi lớp bánh tráng mỏng rồi chiên trong dầu sôi. Điều quan trọng nhất khi rán nem là làm sao để nem giòn lâu mà không ngấm dầu.
Tuy nhiên, tùy theo vùng miền mà cách chế biến nem sẽ được biến tấu đi đôi chút. Ở miền Bắc, phần nhân nem gồm giá đỗ, mộc nhĩ, củ đậu thì ở miền Trung, người ta lại cho thêm bún tàu, khoai lang, trứng gà. Còn riêng đối với người dân Nam Bộ, nem rán ngon thì không thể thiếu hương vị bùi bùi của khoai môn và thơm ngọt của hành tây.
Bình luận