Mẹ du lịch với tình nhân ở Phú Quốc, con gái 14 tuổi ở nhà 3 lần tìm đến cái chết

Alice Pham Đăng lúc: Thứ tư, 02/03/2022 19:03 (GMT +7)
Lần gần đây nhất, N. chọn tự tử bằng thuốc ngủ nhưng rất may được phát hiện sớm, trong khi đó mẹ của cô thì vẫn đang vi vu ở Phú Quốc cùng người tình.

Câu chuyện về một thiếu nữ 14 tuổi từng 3 lần tìm đến cái chết và sự thờ ơ của người mẹ vừa qua đã được lan truyền trên mạng xã hội, khiến bất cứ ai cũng phải đau lòng, suy ngẫm.

Theo phóng sự trên báo Dantri, Nguyễn Thanh Thúy, chuyên viên tâm lý tại một trường THCS ở TPHCM đã thuật lại câu chuyện về L.T.N., nữ sinh 14 tuổi đã trải qua những năm tháng sống chung với "bạo hành tinh thần", mà xuất phát không ai khác lại chính từ đấng sinh thành của em.

Nữ sinh 14 tuổi đã trải qua những năm tháng sống chung với 'bạo hành tinh thần', mà xuất phát không ai khác lại chính từ đấng sinh thành của em.
Nữ sinh 14 tuổi đã trải qua những năm tháng sống chung với "bạo hành tinh thần", mà xuất phát không ai khác lại chính từ đấng sinh thành của em.

Ngay còn nhỏ, N. đã sống trong bạo lực gia đình khi người bố độc đoán, nghiệt ngã thường xuyên chửi mắng, đánh đập hai mẹ con. Chính vì thế, tâm lý của N. vốn đã bất ổn, nổi loạn từ lúc học cấp 1. Suốt năm lớp 6, N. phải trải qua thời gian khó khăn khi bố mẹ tranh chấp, cãi vã trước khi ly hôn. Những tưởng sau khi bố mẹ chia tay, N. sẽ thoát khỏi cuộc sống địa ngục, thế nhưng ai ngờ rằng đó tiếp tục là chuỗi ngày N. chống chọi với nỗi cô đơn, trống trải.

Sau ly hôn, mẹ N. Vùi đầu vào công việc cũng như tìm đến người tình mới. Bà thường xuyên vắng nhà, đi vi vu đó đây, bỏ mặc N. lủi thủi một mình đi học rồi về nhà, không nhận một câu hỏi han, quan tâm từ ai khác. Sống chung nhà là thế nhưng 2 mẹ con N dường như hiếm khi có dịp ngồi lại với nhau, những cuộc gọi, tin nhắn của cả hai cũng thưa thớt hẳn.

Chỉ khi cãi nhau với người tình, mẹ N. mới thường xuyên ở nhà. Những lúc ấy, bà như đổ hết mọi tội lỗi vào N.: "Vì mày mà đời tao ra nông nỗi này!". Trong mắt mẹ N., em chỉ là đứa con hư hỏng, không được bình thường...  

Lần gần đây nhất, N. chọn tự tử bằng thuốc ngủ nhưng rất may được hàng xóm đưa vào viện cấp cứu, trong khi đó mẹ của cô bé thì nhờ dì qua chăm con gái, còn mình thì vi vu với nhân tình ở Phú Quốc. 
Lần gần đây nhất, N. chọn tự tử bằng thuốc ngủ nhưng rất may được hàng xóm đưa vào viện cấp cứu, trong khi đó mẹ của cô bé thì nhờ dì qua chăm con gái, còn mình thì vi vu với nhân tình ở Phú Quốc. 

Nỗi cô đơn, lạc lõng ấy khiến N. cảm nhận mình như người vô hình. Cho đến một ngày N. đã nghĩ đến chuyện tự vẫn, em dùng lưỡi lam rạch hết cánh tay và trên đùi để dằn vặt bản thân. May mắn 2 lần đó em đều dừng lại ở phút cuối. 

Lần gần đây nhất là khi N. chọn tự tử bằng thuốc ngủ nhưng rất may được hàng xóm đưa vào viện cấp cứu, trong khi đó mẹ của cô bé thì nhờ dì qua chăm con gái, còn mình thì vi vu với nhân tình ở Phú Quốc. 

Được biết, Thanh Thúy cùng giáo viên chủ nhiệm của N. từng nhiều lần liên hệ hẹn gặp trao đổi với mẹ em nhưng không thành. Liên lạc với bố N. thì bị cô bé ngăn cản và cho rằng "Bố có vợ mới, ông không qua đâu cô".

Đặc điểm chung của các em là đều cảm thấy vô cùng cô đơn, lạc lõng hoặc bị bỏ rơi trong chính gia đình mình.
Đặc điểm chung của các em là đều cảm thấy vô cùng cô đơn, lạc lõng hoặc bị bỏ rơi trong chính gia đình mình.

Đây chỉ là một trong nhiều hoàn cảnh đáng thương khác mà Thanh Thúy từng gặp trong quá trình tư vấn. Đặc điểm chung của các em là đều cảm thấy vô cùng cô đơn, lạc lõng hoặc bị bỏ rơi trong chính gia đình mình. Thực trạng này gây ra nhiều hệ lụy khó lường, có em va phải chất gây nghiện, game, quan hệ tình dục sớm, tự hủy hoại bản thân, trầm cảm... Thậm chí những tổn thương tinh thần có thể âm ỉ trong tâm hồn lâu ngày và gây ra nhiều hậu quả khó lường, thậm chí là tự tử. 

Theo báo cáo của UNICEF về sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam, một trong những yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe tinh thần của trẻ xuất phát từ gia đình. Đó có thể là những áp lực từ thành tích trường học mà gia đình đặt ra, những xung đột trong hôn nhân, bạo lực gia đình, bố mẹ ly hôn... Đặc biệt việc thiếu thốn giao tiếp giữa phụ huynh và con cái càng gây ra sự méo mó trong hành vi và cách hình thành nhận thức của trẻ.

Vấn đề sức khỏe tinh thần của trẻ em là tình trạng cấp bách đáng báo động đối với ngành giáo dục và gia đình. 
Vấn đề sức khỏe tinh thần của trẻ em là tình trạng cấp bách đáng báo động đối với ngành giáo dục và gia đình. 

Vấn đề sức khỏe tinh thần của trẻ em là tình trạng cấp bách đáng báo động đối với ngành giáo dục và gia đình.  Hay nói cách khác, gia đình, người thân, ngành giáo dục sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kế hoạch điều trị của trẻ em gặp bất ổn về tinh thần. Bên cạnh việc tìm hiểu và điều trị cho trẻ, người lớn cần tích cực giao tiếp với trẻ, đồng thời tham gia các chương trình đào tạo dành cho phụ huynh/người nuôi dưỡng bởi nhiều trường hợp, người cần "chữa" không hẳn là con trẻ mà chính là bố mẹ.

Bị trầm cảm, tỷ phú game online Hàn Quốc Nexon qua đời ở tuổi 54 Minh Tú bị hội chứng hậu Covid-19: rụng tóc, trầm cảm, thị lực yếu Cặp đôi bị trầm cảm hậu chia tay đã yêu lại từ đầu khi vô tình điều trị chung tại bệnh viện tâm thần Trầm cảm theo mùa: Đừng vội trách cô bạn khó chiều nếu chưa biết bệnh này
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp