Bơ là một thực phẩm được chế biến từ sữa. Để làm ra bơ, người ta cần phải đánh, khuấy trộn đều sữa để tách được chất béo đã lên men rất kỳ công. Dù vậy bơ lại là một nguyên liệu rất quan trọng để nấu ăn, làm bánh... Nhờ có nguyên liệu này mà các món ăn trở nên hấp dẫn, dậy mùi và béo ngậy hơn rất nhiều.
Dù vậy bơ muốn ngon phải bảo quản đúng bởi bơ là nguyên liệu đặc thù, rất dễ chảy. Trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng 2Đẹp đi tìm hiểu về mẹo chế biến và bảo quản bơ được lâu ngày mà vẫn đảm bảo được chất lượng nhé!
Bơ vốn được tạo ra từ việc tách chất béo khỏi sữa. Vậy thành phần chủ yếu của bơ chính là chất béo (80%) cùng với một số thành phần khác. Tùy vào từng loại bơ mà chúng sẽ có công dụng và đặc tính khác nhau.
Chúng ta có thể nhận biết bơ qua màu sắc (vàng nhạt, vàng đậm hoặc trắng sữa), mùi hương (thơm, ngậy đặc trưng).
Bơ thường được chia ra thành 2 loại là bơ lạt và bơ mặn. Bơ lạt có độ béo cao và khi chế biến (đặc biệt là khi làm bánh) sẽ không ảnh hưởng đến độ ngọt của đường. Còn bơ mặn có vị đậm và thường được sử dụng để chiên xào các món ăn khác nhau.
Bơ thông thường sẽ được bảo quản bằng phương pháp đông lạnh, Chính vì thế, trước khi sử dụng, bạn phải làm mềm miếng bơ ra trước. Cách đơn giản nhất đó là bỏ bơ ra khỏi tủ trước 1 tiếng đồng hồ rồi mới bắt đầu chế biến món ăn.
Nếu như bạn trót quên không bỏ bơ ra khỏi tủ lạnh thì sao? Hãy áp dụng một vài mẹo dưới đây nhé!
Cách 1: Trước hết, bạn hãy cắt bơ ra thành những miếng nhỏ rồi bỏ vào trong một chiếc tô. Dùng 1 miếng khăn giấy sạch để phủ lên trên miệng tô. Đặt tô bơ vào trong lò vi sóng rồi chọn chế độ để rã đông. Chỉ chừng 5 - 10 giây là bơ đã mềm ra và còn lại vài mảnh vụn nhỏ. Bạn không nên để bơ bị tan chảy ra hoàn toàn nhé.
Cách 2: Đặt bơ vào đĩa, dùng một ly thủy tinh cỡ lớn để đậy kín phần bơ lại. Đợi vào phút, bạn bỏ chiếc ly ra là bơ sẽ mềm hơn và cũng dễ chế biến hơn.
Cách 3: Bạn hãy làm mềm bơ bằng cách hấp cách thủy. Bạn chỉ nên hấp bơ mềm khoảng ¾ thôi là hãy bắc ra liền nhé.
- Nếu bơ bị khét sẽ khiến cho món ăn bị mất đi độ ngon và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người thưởng thức, thậm chí là gây ngộ độc thực phẩm. Chính vì thế, bạn hãy chế biến bơ ở nhiệt độ vừa phải. Nếu muốn nấu bơ trong nhiệt độ cao thì bạn cần phải đổ một lượng dầu ăn tương đương với tỷ lệ 1:1 thì bơ mới không bị cháy khét.
- Để món ăn giữ được vị thơm, ngậy của bơ, bạn hãy cho bơ vào cuối cùng khi món ăn chuẩn bị được hoàn thành nhé.
- Để làm bánh nướng hay bánh ngọt, bạn hãy sử dụng bơ khi vẫn còn lạnh. Vì nếu bơ bị mềm thì khi bạn trộn bơ vào bột bánh sẽ thấy bánh bị chai, mất đi độ mềm xốp tự nhiên. Trộn thật đều bơ cùng với bột rồi mới cho thêm các nguyên liệu lỏng khác nhé.
- Còn với phần kem bánh, bạn hãy làm mềm ¾ bơ trước rồi mới đánh mịn bơ. Làm như vậy thì phần kem của bạn sẽ được đẹp và mịn hơn, kem cũng không bị quá ngọt hay bị vón cục.
- Bơ vốn rất dễ bị chảy khi ở nhiệt độ cao, thậm chí là nhiệt độ phòng. Chính vì vậy, bạn cần phải bảo quản bơ ở trong tủ đông hoặc tủ lạnh. Bạn cố gắng đặt bơ vào sâu bên trong ngăn mát của tủ lạnh là tốt nhất nhé.
- Đối với bơ mặn, bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh chừng 1 tháng. Trong khi đó, bơ lạt chỉ có thể bảo quản chừng 2 tuần. Tuy nhiên, nếu bạn đặt bơ trong ngăn đông của tủ lạnh thì sẽ để được tới nửa năm.
- Không nên đặt bơ chung với những thực phẩm nặng mùi ở trong tủ lạnh, bởi bơ dễ hấp thụ mùi từ những thực phẩm khác. Trong trường hợp bảo quản chung, hãy bọc bơ thật kĩ
Qua bài viết này, chắc các bạn cũng biết bơ là một trong những thực phẩm quen thuộc và được sử dụng trong việc chế biến rất nhiều món ăn khác nhau. Thế nhưng nếu bạn không biết mẹo chế biến và bảo quản bơ thì hậu quả sẽ khó lường đấy nhé!
Bình luận