Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, từ ngày 16/10 đến 18/10, ở khu vực từ Nghệ An đến Quảng Ngãi sẽ có mưa to đến rất to. Nguyên nhân là do ảnh hưởng kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Trung Trung Bộ nối với vùng áp thấp trên khu vực giữa biển Đông gây nên.
Trong đó, lượng mưa ở Nghệ An trung bình dao động từ 100-200mm/đợt, cục bộ có nơi lượng mưa lên tới trên 200mm/đợt; Lượng mưa khu vực từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế sẽ dao động từ 300-600mm/đợt, cục bộ có nơi lượng mưa lên tới trên 600mm/đợt; Từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi và Bắc Tây Nguyên theo dự báo lượng mưa khu vực này sẽ dao động trong khoảng 100-300mm/đợt, cục bộ có nơi lên tới trên 300mm/đợt.
Chính vì vậy, người dân khu vực vùng núi cần đề phòng nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, tại các vùng trũng, thấp, ven sông cần chú ý nguy cơ ngập úng cục bộ. Ở Bắc Bộ và Thanh Hóa thời tiết lạnh, vùng núi phía Bắc có nơi trời rét với nền nhiệt thấp nhất dao động trong khoảng 18-20 độ C, vùng núi có nơi nhiệt độ xuống dưới 17 độ C.
>>> Xem thêm: Bao giờ Hà Nội và miền Bắc hết mưa rét?
Trong đất liền thời gian này, gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 3, vùng ven biển cấp 3-4. Khu vực Vịnh Bắc Bộ và Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) biển động mạnh, gió Đông Bắc cũng mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 9; sóng biển cao từ 2-3m.
Từ đêm 15/10 đến ngày 18/10 sẽ có đợt không khí lạnh gây mưa to ở Trung Bộ. Theo ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nguyên nhân khiến mền Trung bị ảnh hưởng không khí lạnh và mưa to 3 ngày liên tiếp là do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Trung Trung Bộ nối với vùng áp thấp trên khu vực giữa Biển Đông.
Chính vì vậy ông Hưởng khuyến cáo, người dân tại khu vực vùng núi cần đề phòng nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông. Ở Trung Bộ cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn cảnh báo ở cấp 2.
>>> Có thể bạn quan tâm: Dỡ bỏ chốt cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tạm dựng chốt Pháp Vân - Cầu Giẽ
Để chống lũ quét, cơ quan chức năng khuyến cáo, các địa phương cần áp dụng các biện pháp như: Các khu vực thường gây ra lũ quét cần tăng cường trồng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ lớp phủ thực vật, tăng khả năng giữ nước của lưu vực.
Bên cạnh đó, cần khuyến cáo người dân hạn chế tập trung khu vực có dòng chảy lũ. Để đối phó và hạn chế chặn tác động của lũ quét đối với khu vực cần bảo vệ, các địa phương cần lên kế hoạch xây dựng hồ chứa điều tiết lũ ở khu vực thường xảy ra lũ quét; xây dựng đê, tường chắn lũ quét để giữ dòng lũ chảy trong lòng dẫn.
Bình luận