Câu hỏi đặt ra là tại sao là con số 4 mà không phải 2, 3 hay 5 hộp? Nhà sản xuất đóng gói như vậy cho vui hay vì nguyên nhân nào đó?
Thực tế, quy định về việc có 4 hộp sữa đóng gói trong một lốc là từ đất nước Nhật Bản. Đất nước vốn nổi tiếng về sự tỉ mỉ và khoa học trong từng vấn đề nhỏ nhất để đem lại sự tiện ích lớn nhất cho người tiêu dùng.
Đầu tiên, con số 4 tương ứng với số thành viên của một gia đình cơ bản tại Nhật. Bao gồm vợ chồng và 2 người con. Một lốc 4 hộp là đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho một lần sử dụng của cả gia đình.
Tiếp theo, nếu gia đình đông hơn, có thể bao gồm cả ông bà, bố mẹ, con cái thì chỉ cần lấy hệ số 4 làm căn bản, và mua theo lũy kế số lốc cộng lên là sẽ có số sữa tương ứng. Dĩ nhiên người ta tính theo số đông và phổ biến về số lượng người trong các gia đình (chiếm đa số là số chẵn).
Các loại hình sữa tươi, sữa đặc, sữa chua... đều được đóng 4 hộp một lốc như vậy. Từ Nhật Bản thì các nước khác trong khu vực và cả Việt Nam cũng áp dụng cách chia lốc tương tự là 4 hộp cho một lần đóng gói trong một lốc.
Dù đây là những chi tiết rất nhỏ nhưng thể hiện rất rõ sự tỉ mỉ trong khâu nghiên cứu thói quen tiêu dùng, phân tích tâm lý khách hàng của nhà sản xuất. Bản thân khách hàng khi được khảo sát cũng đa phần thấy những lốc sữa chua, sữa tươi đóng gói như vậy cũng tiện lợi hơn so với những hộp sữa riêng lẻ.
Hiện nay, do nhu cầu của người dùng tăng cao nên nhiều nhà sản xuất cũng linh động hơn, đóng gói sữa chua, sữa tươi theo lượng lớn như 6 hay 8 hộp. Nhưng thông thường là sẽ nhân lên từ con số căn bản của lốc 4 hộp.
Như vậy, con số 4 hộp sữa trong một lốc được hình thành từ những quan sát và thấu hiểu nhu cầu căn bản của khách hàng chứ không hề "tùy tiện" sắp đặt. Hơn nữa, sau nhiều năm áp dụng, kết quả của những cuộc khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng về cách đóng gói này luôn là con số thể hiện rằng, các nhà sản xuất đã hoàn toàn chính xác. Thế nên, đây vẫn sẽ là cách đóng gói sản phẩm sửa "tiêu chuẩn vàng" rất lâu về sau trong tương lai.
Bình luận