Sau một năm chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi đại dịch, xu hướng chi tiêu của người dân ngày càng có nhiều thay đổi, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cũng không ngoại lệ. Thậm chí, nhiều nhận định cho rằng bức tranh nền kinh tế trong năm mới 2022 cũng chẳng thể tươi sáng hơn nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời.
Trong một cuộc họp cuối năm, các nhà lãnh đạo hàng đầu đất nước tỷ dân Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo đất nước này sẽ phải đối diện với "bộ ba áp lực" khi nhu cầu chi tiêu giảm.
>>> Xem thêm: Ứng dụng Douban bị Trung Quốc gỡ bỏ vì thu thập thông tin người dùng
Những ảnh hưởng của dịch bệnh, ảnh hưởng từ việc làm và thu nhập cũng khiến người dân Trung Quốc thắt chặt chi tiêu của mình. Bên cạnh đó những chính sách siết chặt liên quan đếm bất động sản cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mức sống của người dân.
Bức tranh tiêu dùng hiện tại khiến các nhà kinh tế đưa ra bài toán thuyết phục người tiêu dùng chi tiêu trong năm tới bằng nhiều hình thức cũng như chương trình khác nhau. Kinh tế trưởng tại hãng thương mại điện tử JD cũng chia sẻ, giới chức có thể cân nhắc tới việc phát phiếu mua sắm. "Việc này sẽ buộc người tiêu dùng chi cho các ngành nhất định, như khách sạn. Họ có thể khuyến khích bằng cách tạo ra cấu trúc phân tầng, không mở khóa cho voucher tiếp theo nếu voucher hiện tại chưa hết hạn hoặc chưa được sử dụng".
Tính theo lĩnh vực, theo thống kê của Goldman Sachs có thể thấy rõ thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của người dânTrung Quốc trong năm 2021, họ tăng chi cho lương thực và quần áo hơn là các lĩnh vực như giáo dục hay giải trí. Ngoài ra, Goldman Sachs cũng dự báo chênh lệch giữa chi cho hàng hóa và dịch vụ sẽ giảm nhẹ năm tới. Bên cạnh đó, từ những theo dõi, phân tích, dự báo GDP của Trung Quốc tăng 4,8% năm tới, giảm từ 7,8% ước tính năm nay.
Bình luận