Hồng treo gió: Từ đặc sản Nhật Bản đến món Việt được ưa thích vào mùa Thu

Lu Ân Đăng lúc: Thứ hai, 21/09/2020 12:41 (GMT +7)
Có nguồn gốc từ Nhật Bản nhưng càng ngày món hồng treo gió càng được các tín đồ ẩm thực Việt ưa thích.
Hashtag #Đặc sản Đà Lạt #Ẩm thực Đà Lạt #Đặc sản Hà Nội #Đặc sản Việt Nam #LIFESTYLE #Ăn sung uống sướng

Hồng được xếp vào hàng trái cây đặc sản của Việt Nam. Từ Bắc vào Nam, có rất nhiều nơi trồng hồng nhưng nổi tiếng nhất vẫn là ba vùng: Lạng Sơn, Mộc Châu, Đà Lạt. Mùa hồng thường là vào tháng tám đến tháng mười trong năm. Chỉ vỏn vẹn hai tháng nên đối với loại trái cây rất được ưa chuộng này thì quá ít. Hơn nữa hồng chín thời gian bảo quản được ngắn, nếu không hái liền sẽ bị dập hoặc bị sâu.

Ảnh:_dalat.memory_
Ảnh:_dalat.memory_

Đó chính là lý do mà hồng sấy khô ra đời, vừa là để bảo quản vừa mang đến một hương vị khác cho món hồng. Hồng sấy khô bắt nguồn từ phương pháp Hồng treo Nhật Bản. Những trái hồng được chọn lọc kĩ càng, rồi đem treo lên dây phơi hoặc giàn phơi, để ngoài trời dưới nơi có ánh nắng từ ba đến bốn tuần là có ngay món hồng khô trứ danh.

Hồng khô treo gió Đà Lạt
Hồng khô treo gió Đà Lạt

Việc chọn hồng để phơi khô không phụ thuộc vào loại hồng mà phụ thuộc vào độ chín của nó. Chúng ta có thể dùng tất cả các loại hồng như hồng trứng, hồng vuông để làm, nhưng nên lựa chọn những trái hồng già, chưa chín nhũn, có thể thành phẩm mới dẻo dai, hấp dẫn.

Hồng khô được buộc vào dây treo lên giàn
Hồng khô được buộc vào dây treo lên giàn
Hồng treo gió hiện đã là một đặc sản của Đà Lạt. - Ảnh: banhbaodalat
Hồng treo gió hiện đã là một đặc sản của Đà Lạt. - Ảnh: banhbaodalat

Các công đoạn sơ chế cũng rất quan trọng. Khi gọt vỏ hồng phải gọt nhẹ, tránh làm tổn thương phần ruột. Để thuận tiện cho việc treo, bạn nên gọt cẩn thận để giữ lại cuống hồng để buộc dây. Ngoài ra nhiều người còn đan dây quanh quả hồng để tránh việc cuống hồng bị rụng trong quá trình phơi. Sau khi sơ chế xong, trước khi phơi, bạn còn có thể nhúng hồng vào rượu để khử khuấn, tránh nấm mốc trong khi phơi.

Cuối cùng chỉ cần phơi hồng ở chỗ thoáng mát, tránh nơi bụi bặm từ ba đến bốn tuần là bạn đã được "thu hoạch" món hồng treo gió. Hồng sau khi treo trước gió, hong nắng sẽ chuyển sang màu đỏ cam sẫm, phần thịt khô nhưng giòn, dai và rất ngọt.

Hồng treo gió rất hợp để uống với trà. - Ảnh: lamerdalat
Hồng treo gió rất hợp để uống với trà. - Ảnh: lamerdalat
Ảnh: lamerdalat
Ảnh: lamerdalat

Hồng treo gió hay hồng khô là món ăn được rất nhiều người ưa thích. Quả hồng vì ngọt đậm nên rất hợp khi thưởng thức cùng với trà. Giá hồng khô Đà Lạt trung bình từ 400 đến 500 nghìn nửa/ lý, tùy nơi bán.

Những đặc sản mùa thu Hà Nội không thể bỏ qua khi gió heo may về
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp