Những đôi bàn tay nhỏ nhắn, trắng ngần, mũm mĩm, thơm mùi sữa của em bé trên thực tế chứa rất nhiều bí mật mà cha mẹ, ông bà ít ai biết. Nhà giáo dục người Ý Maria Montessori đã có câu nói nổi tiếng "Đôi bàn tay là công cụ của trí thông minh". Cũng theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, không có bàn tay, trí thông minh của trẻ có thể phát triển đến một mức độ nhất định. Nhưng đôi tay thường xuyên hoạt động linh hoạt thì trí thông minh sẽ đạt đến một cấp độ cao hơn.
Nguyên nhân là do các tế bào thần kinh bên trong đôi bàn tay rất phong phú, mỗi khi bé cử động một ngón tay thì lượng máu lên não sẽ tăng lên. Chính vì thế, những trẻ có ngón tay linh hoạt và hoạt bát thì thường có não bộ phát triển rất tốt. Nếu bé có não bộ phát triển tốt, thì khi lớn lên sẽ là một đứa trẻ thông minh hơn người.
Do đó muốn biết trẻ có thông minh không, cách đơn giản nhất đó là cha mẹ hãy quan sát 2 bàn tay của bé để hiểu được phần nào mức độ phát triển trí não của con mình.
>>> Xem thêm: Vì sao cổ nhân dạy: "50 không xây nhà, 60 không trồng cây, 70 không may áo"?
1. Bàn tay hay nắm chặt
Trẻ nhỏ thường đôi bàn tay nhỏ nhắn và hay nắm chặt, tới mức người lớn không thể kéo duỗi thẳng ra được hoặc nếu cha mẹ đặt một ngón tay vào, bé sẽ nắm chặt một cách vô thức. Thực chất các nhà khoa học cho biết, đây là phản xạ xúc giác có điều kiện của em bé.
Do đó, khi trẻ mới sinh ra, chuyên gia khuyên các bậc phụ huynh hạn chế cho em bé đeo bao tay, để không cản đến việc nhận thức của chúng về thế giới bên ngoài. Hơn nữa với trẻ sơ sinh, bàn tay bé còn ít sức lực, cử động lung tung do đó cha mẹ nên xoa bàn tay bé bỏng của trẻ nhiều hơn. Vì như vậy, các dây thần kinh ở bàn tay được kích thích đủ và duy trì hoạt động, nhất là ở lòng bàn tay, mu bàn tay và các đầu ngón tay của trẻ có thể khiến xúc giác của trẻ trở nên nhạy cảm hơn.
Sử dụng linh hoạt bàn tay
Khi được 2-3 tháng tuổi, bàn tay của em bé sẽ không còn nắm chặt như trước nữa vì lúc này trẻ đã nhận thức được rằng, đôi tay của mình có thể làm được nhiều việc hơn. Theo các nhà khoa học, khi ở độ tuổi này bé sẽ trở nên tò mò hơn bao giờ hết, do đó chúng luôn thích dùng tay cầm, sờ vào bất kỳ đồ vật nào trong tầm với. Ngay cả khi chơi với đồ chơi, chúng sẽ có thêm nhiều các động tác nghịch ngợm khác thay vì chỉ cầm nắm.
Do đó để kích thích sự phát triển của trẻ, về cả thị giác lẫn xúc giác, cha mẹ hãy cho con những đồ vật vừa tay bé nắm, tránh tình trạng mắt bị lác khi chỉ nhìn chăm chăm vào một chỗ.
Tay thường xuyên hoạt động, chuyển động nhiều hơn
Khi bước sang tháng thứ 4-5, các ngón tay của con sẽ rất linh hoạt. Thậm chí lúc này bé bắt đầu cầm nắm đồ vật bằng cả 2 tay và đưa vào miệng, đồng thời nếu chú ý bạn sẽ nhận ra rằng con đã có cảm giác định hướng tốt hơn khi cầm nắm. Do đó các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ có thể tập cho bé cầm nắm đồ vật từ nhỏ đến lớn, từ xa đến gần, và để rèn luyện cho bé tính chính xác và khả năng phối hợp tốt hơn.
Khi con được khoảng một tuổi về cơ bản chúng đã tự do sử dụng tay, bé có thể tùy ý điều khiển tay để lấy đồ và đặt đúng vị trí mình muốn. Theo các nhà khoa học, sự phát triển bàn tay của trẻ là biểu hiện bên ngoài của quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ. Với những trẻ có bàn tay càng linh hoạt thì trí tuệ của trẻ càng phát triển tốt hơ. Do đó cah mẹ nên tập luyện cho trẻ phát triển tay từ khi trẻ còn sơ sinh, để giúp thúc đẩy sự phát triển trí não của bé.
Do vậy, nếu cha mẹ nhận thấy ngay từ khi còn nhỏ, các ngón tay của con đã linh hoạt hơn so với những bé khác trong cùng một giai đoạn phát triển, điều đó chứng tỏ não bộ bé phát triển rất tốt và thông minh.
Bình luận