Theo đó, mới đây các nhà khoa học đã phát hiện cảnh tượng bất thường ở Nam Cực. Cụ thể, qua quan sát chuyên gia nhận thấy giữa những vùng tuyết trắng muốt lại xuất hiện những vùng lớn màu đỏ như máu. Hiện tượng này vào năm ngoái cũng đã được các nhà khoa học phát hiện ra và chụp lại, hình ảnh trông giống như mặt đất đang chảy máu.
Các nhà khoa học cho biết, hiện tượng này thực tế xảy ra do loại tảo biển tí hon sở hữu lớp carotene màu đỏ, có tên gọi Chlamydomonas Nivalis tạo ra. Tảo này có màu xanh và phát triển mạnh ở vùng nước lạnh và đóng băng lại. Tuy nhiên tảo này lại có chứa sắc tố đỏ với tác dụng giúp bảo vệ nó khỏi bức xạ tia cực tím của Mặt trời.
>>> Xem thêm: Chuyên gia khí tượng dự báo: Thiên tai năm 2022 sẽ phức tạp, khốc liệt và khó dự đoán hơn 2021
Loại tảo này khi thời tiết trở nên ấm hơn sẽ trồi lên bề mặt để sinh sản còn bình thường chúng sẽ nằm sâu dưới tuyết vào mùa đông. Chính sắc tỏ đỏ đó khi kết hợp với sắc tố xanh của tảo đã khiến bề mặt tuyết có màu đỏ máu. Hiện tượng tuyết chuyển sang màu đỏ này được các nhà khoa học gọi là "tuyết dưa hấu" do có mùi giống quả dưa hấu hoặc "tuyết máu" do có màu đỏ giống như máu.
Hiện thời tiết tại Nam Cực đang ấm áp bất thường do biến đổi khí hậu, từ đó dẫn đến hiện tượng trên xuất hiện sớm. Theo nhiều nhà khoa học, hiện tượng này hoàn toàn bình thường và không có gì đáng lo lắng. Tuy vậy đây không phải là một dấu hiệu thực sự tốt.
Nguyên nhân là do bình thường các sông băng trắng như tuyết có thể phản chiếu nhiều ánh sáng mặt trời, còn tảo đỏ không thể phản chiếu ánh sáng mặt trời, do đó hiện tượng này sẽ làm tăng tốc độ xấu đi của môi trường Nam Cực.
Ngoài hiện tượng "tuyết máu", các nhà khoa học còn phát hiện ra một vết nứt tiếp tục mở rộng ở Nam Cực, vết nứt này mở rộng vài trăm mét chỉ trong vài giờ. Nhiệt độ thực sự đang tăng lên, điều đó cũng có thể làm xuất hiện trong Kỷ Băng hà nhỏ trong tương lai.
Bình luận