Ngày nay, bên cạnh việc dùng tay kỳ cọ khi tắm, không ít người, đặc biệt tại các nước phát triển đã sử dụng thêm các loại dụng cụ tắm để làm sạch và như một biện pháp cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, bên cạnh những công dụng của bông tắm được đưa ra là tẩy tế bào chết, massage thư giãn hay ngăn ngừa da chảy xệ, thì dụng cụ tắm này cũng có nhiều vấn đề mà bạn cần lưu ý.
Bác sĩ Charles, Đại học Southwestern Texas (Mỹ) - chuyên gia trong việc việc chăm sóc da, việc sử dụng bông tắm để vệ sinh cá nhân hàng ngày là không cần thiết, thậm chí là không nên. Thực tế, có đến 98% bác sĩ da liễu cũng đưa ra lời cảnh báo không nên sử dụng bông tắm.
Lý do đưa ra là vì bông tắm được xem như là túi chứa đựng vi khuẩn, khi nó có cấu tạo nhiều lỗ nhỏ và thường xuyên để trong môi trường ẩm ướt, tạo ra môi trường cho vi khuẩn sinh sôi. Trong quá trình tắm rửa, các loại vi khuẩn và tế bào chết cũng sẽ bị giữ lại trong bông tắm. Hầu hết vi khuẩn này đa dạng về chủng loại. Điểm chung của chúng là có sức sống và độ sinh sản mãnh liệt, nhất là vào ban đêm. Bên cạnh đó, sản phẩm bông tắm bọt biển cứng có thể gây ra những vết rách trong khi người dùng rửa mặt, khiến làn da dễ bị nhiễm trùng. Đặc biệt, nếu bạn sử dụng bông tắm sau khi cạo râu, tất cả vi khuẩn có thể dễ dàng len lỏi vào những vết cắt và gây nhiễm trùng da.
Bác sĩ J. Matthew Knight (Orlando, Mỹ) cho biết: "Công dụng của sản phẩm bông tắm là loại bỏ da chết trên cơ thể, nhưng sau đó các tế bào da chết vẫn nằm trên bề mặt của bông tắm, dễ xuất hiện nấm mốc, vô tình xâm nhập lại làn da chúng ta."
Không phủ nhận bông tắm mang lại nhiều lợi ích cho làn da, tuy nhiên, việc vệ sinh thật sạch sau mỗi lần sử dụng nó là điều cần thiết. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, bạn cần nắm rõ những nguyên tắc sau đây khi sử dụng bông tắm:
Bình luận