Nghề "vá áo mưa" có lẽ khá lạ lẫm với nhiều người, nhưng cách đây chục năm, nghề này từng rất thịnh vượng ở mảnh đất miền Trung nắng gió.
Theo thông tin trên báo Dân Trí, nghề vá áo mưa vẫn tồn tại tại nhiều chợ quê ở các tỉnh thành. Một trong số những người còn theo đuổi nghề này là chị Lê Thị Xuân Lành, 51 tuổi, sống ở Đà Nẵng. Chị Lành đã gắn bó nghề dán áo mưa hơn 20 năm qua. Bộ đồ nghề của chị hết sức đơn giản, gồm cái dũa, mỏ hàn sắt, dao, kéo, lò than và những miếng dán bằng nilon hoặc vài ba mảnh áo mưa cũ.
Chia sẻ trên Dantri, chị Lành cho hay, để dán chiếc áo, đầu tiên phải tìm hiểu xem nó rách to như thế nào, hỏng ra làm sao rồi mới đo đạc thay thế chỗ đấy bằng miếng nilon hoặc mảnh áo mưa cũ sao. Kế đến, từ từ rút chiếc dùi sắt đã nung đỏ trước đó ra và chà qua sáp nến để giảm nhiệt.
Đạt đến nhiệt độ vừa phải thì lấy một miếng nilon khác đặt lên trên miếng vá áo mưa, bên dưới kê sẵn một tấm sắt bề mặt sần sùi, rồi dùng mỏ hàn đang còn nóng đè mạnh lên nhiều lần để miếng nilon bám chặt vào áo mưa: "Nhìn thì đơn giản, nhưng nếu không cẩn thận và khéo léo thì dễ làm hư."
Trước đây, tiền công vá một chiếc áo mưa chỉ vỏn vẹn từ vài trăm đồng đến sau này là 5 nghìn đồng, nhưng nghề vá áo mưa thời ấy được xem là nghề rất thịnh hành nên cũng rất đông khách. Mùa mưa trung bình chị Lành dán được 5 đến 10 chiếc áo mưa, kiếm được vài chục ngàn. Nhưng thì mùa nắng thì chỉ lác đác 1,2 người đến. Cũng vì không trang trải đủ cho gia đình nên ngoài nghề may áo mưa, chị Lành còn phải làm thêm công việc khác là ép dẻo giấy tờ.
Số lượng người mang áo mưa đi vá ngày càng ít ỏi do thay đổi trong sinh hoạt. Áo mưa rẻ nên nếu hỏng, người ta sẽ vứt bỏ thay vì mang đi vá. Chưa kể, áo mưa dùng một lần được ưa chuộng hơn. Người làm nghề vá áo mưa vì thế cứ lần lượt bỏ nghề.
Chị Lành tâm sự, sở dĩ chị vẫn gắn bó với nó một phần vì thói quen và những người khách quen nay đã già. Nếu không làm, các cụ lại không biết phải mang chiếc áo mưa thủng rách đi đâu.
Bình luận