Người phán xử là một bộ phim truyền hình thuộc loạt phim tâm lý - tội phạm được thực hiện bởi Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam. Phim được mua kịch bản chuyển thể từ bộ phim truyền hình đình đám của Israel có tên Ha-Borer (2007–2013).
Phim do ba đạo diễn thực hiện là Nguyễn Mai Hiền, Nguyễn Khải Anh và Nguyễn Danh Dũng.
Phim Người phán xử có thời lượng 46 tập, mỗi tập 45 phút.
Người phán xử phát sóng tập đầu tiên vào ngày 23/3/2017 và và kết thúc vào ngày 31/8/2017. Phim chiếu 2 tập một tuần vào 21h30 thứ 4, thứ 5 hàng tuần. Mới đây, bộ phim Người phán xử được phát lại trên kênh VTV1 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, bắt đầy từ ngày 22/4/2021 và kết thúc vào ngày 10/8/2021.
Người phán xử có cốt truyện xoay quanh chủ tịch tập đoàn Phan Thị - ông trùm thế giới ngầm quyền lực, thét ra lửa và khiến nhiều người kinh sợ. Phan Quân ẩn trong vỏ bọc doanh nhân, được mệnh danh là "người phán xử" vì chuyên đứng ra giải quyết những ân oán, xích mích trong giới nhằm tránh sự vào cuộc của pháp luật.
Phan Quân tàn ác, làm nhiều điều phi pháp nhưng cũng có nhiều nguyên tắc như: không động đến, phụ nữ, trẻ em, không dính đến ma túy. Đặc biệt dù là con người quyền lực bậc nhất giới giang hồ nhưng Phan Quân luôn con trọng giá trị gia đình: "Gia đình là thứ tồn tại duy nhất những thứ khác có hay không có không quan trọng".
>>>> Xem thêm: Những câu nói rất đời của "ông trùm Phan Quân
Không chỉ phải đấu trí với các thế lực âm ưu lật đổ mình trong giới giang hồ, "ông trùm" Phan Quân còn đau đầu bởi vì các mâu thuẫn trong chính gia đình mình, chủ yếu nguyên nhân xuất phát từ cậu quý tử chơi bời nóng nảy Phan Hải...
- NSND Hoàng Dũng vai Phan Quân
- Việt Anh vai Phan Hải
- Hồng Đăng vai Lê Thành (Phan Thành)
- NSND Trung Anh vai Lương Bổng
- Chu Hùng vai Thế "Chột"
- Bảo Anh vai Bảo "Ngậu"
- Doãn Quốc Đam vai Trần Tú
- NSƯT Thanh Quý vai Hồ Thu
- NSƯT Quốc Trọng vai Phan Sơn
- Đan Lê vai Diễm My
- Lưu Đê Ly vai Bích Ngọc
- Thuỳ Dương vai Quyên
- Bảo Thanh vai Trần Mỹ Hạnh
- Thu Hoài vai Lê Thảo
- Thanh Hương vai Phan Hương
- Anh Đức vai Khải "Sở Khanh"
- Trọng Hùng vai Trần Tuấn
- NSƯT Hồng Quân vai Phúc "Hô"
- NSND Trần Nhượng vai Kính "Trắng"
- Danh Thái vai A Lý
- Hoàng Phúc Anh vai Tùng "Còi"
- Hoàng Du Ka vai Duy
- Trần Thúy An vai Hương "Phố"
- Lại Thanh Bi vai Vân Điệp
- NSƯT Hương Dung vai Bà Hà
- Nguyễn Duy Hưng vai Hoàng "Mặt sắt"
- Võ sư Vũ Hải vai Hùng "Cá rô"
- Võ sư Ngọc Quang vai Huy "Kình"
- Võ sư Mạnh Hùng vai Huy "Bá"
- Võ sư Đặng Tam Thuận vai Thái "Sẹo"
- Quốc Quân vai Lân "Sứa"
- NSƯT Đức Hùng vai Phú "Trọi"
- Phú Thăng vai Bá Thế
- Nguyễn Trọng Lân vai Bá Anh
- NSƯT Đỗ Kỷ vai Vũ Bắc
- Xuân Thông vai Tuấn Anh
- Bình Xuyên vai Mạnh Long
- Tiến Hợi vai Thiếu tướng Hảo
- NSƯT Văn Báu vai Ông Hữu
- Nguyệt Hằng vai Mẹ Bích Ngọc
- Thiện Tùng vai Văn
- Thanh Ngọc vai Yến
- Bé Nam Anh vai Bé Phan Hưng (cu Bin)
- Vân Dung vai Mụ Quắm
- Tùng Dương vai Đồng "Cá Ngão"
- Anh Tuấn vai Long "Bá Đạo"
- NSƯT Tạ Minh Thảo vai Đinh Khánh
- Thanh Sơn vai Gã Xăm (Châu Việt Sơn)
Sáng 14/9, trong buổi họp cho ý kiến về Luật Điện ảnh sửa đổi tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, hiện một số bộ phim có tình tiết cổ súy cho hành vi vi phạm pháp luật, lối sống ích kỷ. Ông ví dụ về bộ phim đình đám một thời - Người phán xử và cho rằng từ sau khi bộ phim công chiếu tội phạm, băng nhóm xã hội đen tăng nên rất nhiều.
"Đất nước chúng ta quản lý xã hội bằng pháp luật, nhưng trong phim luật không giải quyết được, mà đưa cho ông trùm làm người phán xử, phán xử cả lực lượng công an. Phán xử tất cả mà đưa vào đó chiếu trên “giờ vàng” thì ai chịu trách nhiệm về vấn đề này?”, ông Lê Tấn Tới nói thêm.
Ý kiến của Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Tấn Tới về Người phán xử - bộ phim từng nhận giải thưởng phim truyền hình ấn tượng của năm nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Theo đó, một bài viết trên báo Thanh Niên nêu ý kiến rằng thời đại công nghệ phát triển như hiện tại rất nhiều bộ phim về đề tài giang hồ, xã hội đen đang tràn lan trên các nền tảng trực tuyến khác vì vậy việc chỉ đích danh bộ phim Người phán xử làm tăng số lượng tội phạm là có phần chủ quan. Vì vậy, để nói sau khi phát sóng Người phán xử có thực sự làm tăng số lượng tội phạm xã hội đen hay không vẫn cần phải có cơ sở, quá trình nghiên cứu, số liệu cụ thể.
Chưa kể ngoài những yếu tố xã hội đen, bộ phim còn có mảng lớn về yếu tố gia đình. Hơn hết, việc một bộ phim khi được phát trên sóng truyền hình quốc gia, thậm chí là vào giờ vàng như Người Phán Xử luôn phải qua kiểm duyệt gắt gao của hội đồng duyệt phim gắt gao.
Song song ý kiến cần đưa thêm số liệu, bài báo cũng đưa ra nhận định các thể loại phim bạo lực có khả năng tác động đến phát triển tâm lý, suy nghĩ của một bộ phận thanh thiếu niên. Để hạn chế những tác động này đòi hỏi các cấp quản lý văn hóa nghệ thuật cần đưa những quy định hợp lý, chế tài nghiêm ngặt.
Bình luận