Nhiều thành phố hiện nay có một số lượng lớn người dân ngoại tỉnh đến sinh sống, học tập và làm việc. Tuy nhiên vẫn rất nhiều người không đi làm thủ tục đăng ký tạm trú hoặc không rõ về thủ tục này. Vậy đăng ký tạm trú là gì?
Công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú, hành động này được gọi là đăng ký tạm trú. Dựa vào khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú năm 2020, nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
Theo khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú năm 2020 quy định, công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên đều phải thực hiện đăng ký tạm trú. Đây là quyền lợi đồng thời cũng là nghĩa vụ của mỗi người dân khi đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp mới ngoài nơi đã đăng ký thường trú.
Khi đăng ký tạm trú, người đi thuê trọ, thuê nhà sẽ nhận được nhiều quyền lợi như:
Thông thường, người thuê nhà, thuê trọ sẽ phải tự đi đăng kí tạm trú, nhưng vì chủ nhà quen thuộc với địa điểm đăng ký tạm trú, cơ quan thực hiện đăng ký tạm trú nên người thuê có thể nhờ chủ trọ hướng dẫn để việc đăng ký tạm trú được dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Dựa theo khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú năm 2020, đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của công dân. Vì thế, người dân có thể bị phạt nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trong thời hạn quy định (30 ngày kể từ ngày đến sinh sống tại nơi ở trọ).
Theo đó, theo quy định tại Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người nào không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú, xoá đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng.
Ngoài ra, nếu đã sinh sống tại chỗ ở hợp pháp mới (chuyển chỗ trọ mới...), đủ điều kiện đăng ký cư trú nhưng không thực hiện thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú thì sẽ bị phạt từ 1 - 2 triệu đồng.
Như vậy, người thuê trọ và đối tượng này phải đăng ký trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chuyển đến chỗ ở. Nếu không thực hiện đúng quy định này, người thuê nhà sẽ bị phạt đến 1 triệu đồng.
Người đi thuê nhà cần chuẩn bị những giấy tờ sau khi đăng ký tạm trú:
Riêng trường hợp thông tin chứng minh về chỗ ở (hợp đồng thuê nhà) đã có trong Cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã kết nối với cơ quan đăng ký cư trú, người thuê nhà không cần phải cung cấp giấy tờ chứng minh (theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP).
Cơ quan đăng ký tạm trú là cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú: Công an xã, phường, thị trấn; công an huyện, quận, thị xã...
Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Công an có thẩm quyền sẽ thẩm định và cập nhật thông tin tạm trú mới, thời hạn tạm trú (tối đa 2 năm / lần, có thể thay đổi nhiều lần) cho người thuê vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Ngoài ra, Cơ quan Công an sẽ thông báo cho người thuê về việc hoàn tất cập nhật thông tin đăng ký tạm trú. Nếu người thuê từ chối đăng ký tạm trú, cơ quan công an cũng sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bình luận