Các nhà khoa học cho biết, dù đã tiến hành rất nhiều các thí nghiệm nhưng tới nay họ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh nhiệt miệng.
Thay vào đó, các chuyên gia cho biết, nhiệt miệng được gây ra bởi nhiều tác nhân khác nhau, trong đó có liên quan đến môi trường, chế độ dinh dưỡng, sinh vật gây nhiễm trùng, độc tố trong chế độ ăn, ký sinh trùng hoặc do thiếu hụt dinh dưỡng như axit folic...
Bên cạnh đó, nhiệt miệng có thể do đánh răng quá mức, sử dụng thức ăn nhạy cảm, thiếu hụt vitamin B12, kẽm hoặc sắt; phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng; những thay đổi hormon trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc do áp lực, stress...
Các bác sĩ cho biết, lớp da bên trong miệng rất mỏng manh và nhạy cảm vì vậy rất dễ bị tổn thương khi phải chịu các tác động quá mạnh.
Cũng theo các chuyên gia về y tế, thì nhiệt miệng kéo dài sẽ cản trở tới quá trình hấp thụ thức ăn đồng thời cũng khiến người bệnh khó chiu, chính vì vậy cần có biện pháp điều trị kịp thời.
Các bác sĩ khuyên rằng, để phòng ngừa nhiệt miệng, biện pháp hữu hiệu nhất là hạn chế tối đa các nguy cơ mắc bệnh, như cần có 1 chế độ nghỉ ngơi phù hợp để tránh làm việc quá sức. Thường xuyên tập thể dục đều đặn để cải thiện sức khỏe, sức cơ, cân bằng và điều phối từ đó hạn chế bị nhiệt miệng.
Ngoài ra, chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ít chất béo bão hòa và nhiều axit béo omega 3 có trong dầu oliu, dầu cá sẽ có lợi cho sức khỏe nói chung và niêm mạc miệng nói riêng.
Điều quan trọng nhất theo các chuyên gia là cần giảm căng thẳng trong cuộc sống để tăng cường sức đề kháng, từ đó hạn chế nguy cơ mắc các bệnh khác, trong đó có nhiệt miệng.
Bình luận