Theo Chính phủ Nhật Bản, số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ sinh nở ở Nhật Bản trong năm 2020 thấp kỷ lục chỉ khoảng 845.000, theo đó, số ca sinh con ở Nhật Bản trong năm 2019 là khoảng 865.000.
Nguyên nhân chính được cho là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến số lượng cặp đôi kết hôn và mang thai giảm mạnh.
Theo đó Nhật Bản hiện là quốc gia có dân số già nhất thế giới với hơn 35% dân số nước này sẽ trên 65 tuổi tính tới năm 2050.
Do vậy, tỷ lệ sinh thấp càng làm cuộc khủng hoảng dân số ở Nhật Bản trở nên sâu sắc hơn giữa lúc số lượng người già không ngừng tăng nhanh.
Dù rằng các nhà lập pháp Nhật Bản đã cho triển khai nhiều biện pháp về chính sách ưu đãi sinh đẻ để tạo điều kiện và khuyến khích phụ nữ nước này sinh con, ví dụ như từ tháng 4/2021: Có thể nhận tới 600.000 yen (5.700 USD) từ chính phủ để trang trải các chi phí khi bắt đầu bước vào cuộc sống hôn nhân với điều kiện là cả hai vợ chồng đều phải dưới 40 tuổi tính tới thời điểm đăng ký kết hôn và tổng thu nhập của hai người dưới 5,4 triệu yên.
Một trong những giải pháp mà chính phủ Nhật đề ra nhằm giải quyết xu hướng chỉ sinh hai con và tỷ lệ sinh thấp. Theo đó, trong năm 2019, số con trung bình mà một phụ nữ Nhật Bản sinh trong đời là 1,36.
Việc tỷ lệ sinh ngày càng suy giảm mạnh ở Nhật có nguyên do từ áp lực xã hội đặt lên vai người vợ trong gia đình. Theo đó phụ nữ Nhật sau khi kết hôn thường phải bỏ việc để làm nội trợ toàn thời gian. Họ cũng phải một mình chăm sóc con cái và dọn dẹp nhà cửa mà không được đòi hỏi sự chia sẻ, trợ giúp từ chồng.
Bởi thế, với phụ nữ Nhật, kết hôn và sinh nở là không còn được sống cuộc đời cho riêng mình. Ngày càng nhiều phụ nữ trẻ ý thức được điều này và trì hoãn hoặc từ chối kết hôn. Theo thống kê của cơ quan dân số Nhật, có tới 14% phụ nữ Nhật không kết hôn trọn đời.
Giới chức Nhật Bản ông Masaji Matsuyama, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản nhận định về tình trạng tỷ lệ sinh xuống đáy rằng: “Một điều chắc chắc là các hệ thống hiện thời như hệ thống an ninh xã hội sẽ bị ảnh hưởng. Đó sẽ là cuộc khủng hoảng liên quan tới sự tồn tại của một quốc gia”.
Bình luận