Trung Quốc có rất nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng như lăng Minh Thành Tổ, sông Tần Hoà, phủ Tổng thống... Nhạc đài Lăng Trung Sơn Nam Kinh (có người gọi là nhạc đài Nam Kinh) xét về độ nổi tiếng có lẽ chưa thể so sánh với những thắng cảnh kể trên. Chính vì vậy thậm chí rất nhiều người Trung Quốc khi biết tới sự tồn tại của nơi này, đã cảm thấy vô cùng hối tiếc khi bỏ lỡ nó trong chuyến đi tới mảnh đất "lục triều cố đô".
Nhạc đài Lăng Tôn Trung Sơn Nam Kinh (中山陵音乐台) là một công trình trong khu lăng mộ của Tôn Trung Sơn. Nhạc đài Nam Kinh được khởi công xây dựng vào năm 1932, hoàn thành vào năm 1933. Nơi đây là kiến trúc điển hình của sự giao thoa giữa kiến trúc Đông-Tây, cũng có thể coi là một kiến trúc điển hình của Trung Quốc trong thể kỷ XX.
Mặt bằng kiến trúc và tạo hình mặt đứng của nhạc đài được mô phỏng theo kiến trúc cổ Hy Lạp, trong khi các chi tiết bình phong đá, nhạc đàn vv... lại mang phong cách viên lâm cổ điển vùng Giang Nam. Chính vì vậy mà nơi này vừa bề thế kỳ vĩ nhưng cũng rất tinh tế thanh nhã.
Phía trước nhạc đàn là một hồ sen hình trăng lưỡi liềm, vừa để trang trí vừa để tăng hiệu quả âm thanh.
Nhạc đài Nam Kinh nằm tại một ví trí cực kỳ đắc địa. Bao trọn nơi đây là rừng cây cao vút, không gian yên tĩnh với diện tích rộng lớn. Sức chứa khán đài có thể lên tới ba ngàn người. Trong những năm gần đây, nơi này đã trở thành địa điểm tổ chức quen thuộc của Nhạc hội Sâm lâm.
Khi thiết kế sân khấu, vị kiến trúc sư đã tính toán kĩ để đem lại hiệu quả âm thanh cho các buổi biểu diễn âm nhạc, các bài diễn văn tổ chức tại đây. Theo đó từ bề mặt của bức bình phong cho đến hồ sen hình trăng lưỡi liềm đều được tính toán để ngoài tác dụng thẩm mĩ còn giúp phản xạ sóng âm thanh.
Khán đài của nhạc đài được xây theo độ dốc thoai thoải tự nhiên của địa hình. Khán đài của Nhạc đài Lăng Trung Sơn Nam Kinh được chia thành 12 khu gồm 5 lối đi rộng 2 mét và 2 lối đi hình vòng cung đồng tầm để thuận tiện nhất cho việc di chuyển. Sức chứa của nhạc đài này lên tới 3000 người.
Ba lối đi trải dọc theo hướng của vòng cung đồng tâm trên bãi cỏ, và năm lối đi rộng hai mét tỏa ra từ tâm của đoạn đường nối hình quạt; mỗi lối đi có 45 bậc. Bãi cỏ được chia thành 12 mảnh theo các lối đi và lối đi, và cùng với nhau, nó có thể chứa hơn 3000 người.
Chưa kể vì được xây tại núi Tử Kim Sơn nên quang cảnh của nhạc đài Lăng Trung Sơn Nam Kinh còn rất mát và đẹp. Vào mùa thu, khi rừng cây thay lá, dù đến nhạc đài để ngắm cảnh hay xem ca nhạc bạn đều dễ dàng bị chinh phục bởi vẻ đẹp như mơ, như thơ của nơi đây. Đây cũng là khoảng thời gian nhạc đài Lăng Trung Sơn Nam Kinh chinh phục nhiều trái tim du khách.
Nhạc đài Nam Kinh nổi tiếng không chỉ bởi kiến trúc đặc biệt, du khách tham quan tới đây một phần lớn là để chiêm ngưỡng đàn bồ câu nuôi tự do. Nhiều du khách cho biết, họ có thể ngồi hàng giờ tại đây, vừa nghe nhạc giữa không gian núi rừng kỳ vĩ, vừa ngắm những cánh chim bồ câu tung bay, để xóa tan những âu lo thường nhật, và thấy lòng mình yên bình, tĩnh lại.
Những chú bồ câu ở nhạc đài Lăng Trung Sơn Nam Kinh rất dạn người, do đó bạn hoàn toàn có thể ngắm chúng từ khoảng cách gần hay cho bồ câu ăn. Đây cũng là một hoạt động được lòng của rất nhiều du khách, kể cả những bạn nhỏ khi tới đây thăm thú.
Bình luận