Nhiếp ảnh gia người Pháp tái hiện lại cuộc sống người Việt 100 năm trước

Thanh Le Đăng lúc: Thứ tư, 16/09/2020 16:22 (GMT +7)
Những bức ảnh được nhiếp ảnh gia người Pháp Pierre chụp từ năm 1885 đã ghi lại đời sống, sinh hoạt người Việt, trở thành nguồn tư liệu quý giá.

Pierre Dieulefils (1862 - 1937) sinh tại Pháp, ông sang Đông Dương lần đầu năm 1885. Năm 1887, Pierre Dieulefils giải ngũ rồi trở về Pháp. Năm 1888, ông quay lại miền Bắc Việt Nam với mục tiêu ghi chép lại văn hóa của vùng đất này bằng ống kính nhiếp ảnh.

Pierre Dieulefils (1862 - 1937) sinh tại Pháp, sang Đông Dương lần đầu năm 1885.
Pierre Dieulefils (1862 - 1937) sinh tại Pháp, sang Đông Dương lần đầu năm 1885.

Năm 1909, ông tập hợp bộ ảnh về Đông Dương và xuất bản tập sách ảnh mang nhan đề Đông Dương xinh đẹp và kỳ vĩ: Trung Kỳ - Bắc Kỳ. Tác phẩm này đã đem lại cho ông huy chương vàng tại Đấu xảo quốc tế ở Bruxelles năm 1910. Sau đó, ông tiếp tục ra mắt cuốn "Nam Kỳ - Sài Gòn và vùng phụ cận" (Cochinchine - Saïgon et ses environs). Những bức ảnh của Pierre Dieulefils đã tái hiện lại cuộc sống của người Việt vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở đa dạng các nền văn hóa, vùng miền khác nhau.

Pierre Dieulefils dường như dành sự ưu ái cho người phụ nữ Việt khi phần đa thời lượng của những thước phim có nội dung về phụ nữ. Theo ghi chép bằng hình của Pierre Dieulefils, phụ nữ thành thị ít phải lao động thường mặc áo dài ngũ thân để phân biệt với tầng lớp lao động nghèo. Xu hướng áo năm thân còn kéo dài đến đầu thế kỷ 20, sau đó được thay thế bởi áo dài Le Mur với nhiều chi tiết Âu hóa, do họa sĩ Cát Tường và Lê Phổ sáng tạo.

Vào thời điểm này, phụ nữ miền Nam chuộng mặc áo dài ngũ thân kết hợp đeo trang sức chuỗi hạt. 
Vào thời điểm này, phụ nữ miền Nam chuộng mặc áo dài ngũ thân kết hợp đeo trang sức chuỗi hạt. 
Những bức ảnh của Pierre được chụp từ năm 1885, đã ghi lại đời sống, sinh hoạt người Việt, trở thành nguồn tư liệu quý giá.
Những bức ảnh của Pierre được chụp từ năm 1885, đã ghi lại đời sống, sinh hoạt người Việt, trở thành nguồn tư liệu quý giá.

 

Phụ nữ nhà giàu thường mặc áo dài năm thân.
Phụ nữ nhà giàu thường mặc áo dài năm thân.

Cũng vào thời đó, tục để móng tay dài đến mức cuộn tròn lại rất phổ biến. Kiểu để móng tay này còn gọi là móng tay lá lan, xuất phát từ quan niệm người quyền quý, cao sang không phải động chân, động tay, lao động bị coi là công việc thấp hèn. 

Vào thời kỳ này, nam giới chuộng áo dài cổ đứng, đội khăn đóng trong các dịp quan trọng: quan, hôn, tang, tế. Cổ áo đứng, tạo khuôn tròn theo cổ, năm khuy áo bằng ngà, xương được khâu đính từ cổ (một khuy), vắt chéo sang phía xương đòn gánh phải (một khuy), ba khuy còn lại được đính cách đều nhau dọc theo lườn phải.

Vào thế kỷ 19 phụ nữ thành thị, ít phải lao động thường mặc áo dài để phân biệt với tầng lớp lao động nghèo.
Vào thế kỷ 19 phụ nữ thành thị, ít phải lao động thường mặc áo dài để phân biệt với tầng lớp lao động nghèo.

Cuốn sách "Đông Dương xinh đẹp và kỳ vĩ" của Pierre Dieulefils mới đấy đã được nhà sách Đông A mua bản quyền phát hành tại Việt Nam hồi tháng 8. Lưu Đình Tuân dịch và chú giải từ nguyên tác tiếng Pháp.

Hành trình 8 năm cho sự ra đời của phim điện ảnh Ròm Nhìn lại hình ảnh về thảm kịch khủng bố 11/09 của 19 năm trước Chiêm ngưỡng những tuyệt tác vĩ đại nhất thời Phục Hưng tại Hà Nội
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp