Những bộ ảnh thời trang châm ngòi tranh cãi

Lu Ân Đăng lúc: Thứ năm, 10/06/2021 15:42 (GMT +7)
Ảnh thời trang được xem như "cơ quan phát ngôn" bộc lộ thông điệp của thương hiệu đến với công chúng. Tuy nhiên, không phải phát ngôn nào cũng được đồng tình.
Hashtag #Từ điển thời trang #Tạp chí thời trang #Chụp ảnh #BEAUTORY #Thời trang

Trước khi có sự phát triển của các nội dung số, nhiếp ảnh là công cụ biểu hiện quan trọng của ngành thời trang. Những bộ ảnh ra đời nhằm mục đích quảng bá và truyền tải thông điệp của nhà mốt. Chủ điểm chính của những chiến dịch tất nhiên không chỉ đơn thuần là một bộ quần áo, chiếc túi xách mà còn là tinh thần, nguồn cảm hứng mà các thương hiệu thời trang cài cắm bên trong nội dung các bức ảnh.

Tuy nhiên, để thể hiện tiếng nói riêng, không ít bộ ảnh thời trang khi ra đời đã gây nhiều tranh cãi khi mang đến những hình ảnh không phù hợp với đại chúng, phần lớn mang tính chất tình dục, tôn giáo và chiến tranh.

Calvin Klein Jeans 1995 

Nếu đặt bộ ảnh này vào thời điểm hiện tại, có lẽ chúng chẳng hề có tí phản cảm nào. Clavin Klein trước giờ vẫn luôn biết đến là thương hiệu thời trang tôn vinh sự quyến rũ đến từ những món đồ tối giản. Nhưng bộ ảnh này lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1995 lại gây nhiều tranh cãi. Họ cho rằng những người mẫu trong ảnh có vẻ ngoài "quá trẻ" lẫn cách tạo dạo thiếu ý nhị khi làm lộ cả đồ lót bên trong. Nhưng nếu so với một số bộ ảnh của hãng trong những năm gần đây thì có lẽ chiến dịch này chưa "xi-nhê" gì cả.

Bộ ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Steven Meisel.
Bộ ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Steven Meisel.

Sisley 2001, 20023, 2007

Bộ ảnh đầy táo bạo của thương hiệu làm đẹp Sisley đến từ nước Pháp vào năm 2001. Trao đổi về những ẩn ý phía sau những hình ảnh gợi liên tưởng một cách trần trụi như thế này, thương hiệu Sisley muốn thể hiện sự tương tác giữa con người và thiên nhiên. Một cô gái đồng quê với cuộc sống nông thôn giản dị qua chuỗi hành động "mạo hiểm" trong một trang trại. Những hoạt động ấy trần trụi và chân thật đến mức khiến người xem phải liên tưởng đến những hình ảnh phản cảm phía sau nó. 

Trong chiến dịch đó, bức ảnh người mẫu Josie Maran đang tạo dáng quyến rũ với bầu sữa của một chú bò, cách biểu đạt cảm xúc quá lố khiến người xem dễ hình dung đến những hình ảnh gợi dục, phản cảm.
Trong chiến dịch đó, bức ảnh người mẫu Josie Maran đang tạo dáng quyến rũ với bầu sữa của một chú bò, cách biểu đạt cảm xúc quá lố khiến người xem dễ hình dung đến những hình ảnh gợi dục, phản cảm.
Sau đó, vào năm 2003 thương hiệu lại tiếp tục hợp tác với Terry Richardson cho ra bộ ảnh có người mẫu nữ tạo dáng hở hang, gợi dục trước một chú bò tót. Hình ảnh lập tức bị cấm ngay sau đó.
Sau đó, vào năm 2003 thương hiệu lại tiếp tục hợp tác với Terry Richardson cho ra bộ ảnh có người mẫu nữ tạo dáng hở hang, gợi dục trước một chú bò tót. Hình ảnh lập tức bị cấm ngay sau đó.

Nhãn hàng Pháp này dường như chẳng sợ tai tiếng và tẩy chay. Chiến dịch "Fashion Junkie" vào năm 2007 chính là đỉnh điểm khi miêu tả 2 người mẫu với biểu cảm và hành động như đang dùng chất gây nghiện, nhưng thứ họ dùng không phải là bạch phiến mà chính là một chiếc áo.

Hình ảnh ẩn dụ sau đó rất rõ ràng. Thương hiệu muốn khẳng định những sản phẩm của mình gây ghiện chẳng thua kém gì thuốc phiện. Nhưng đây cũng có thể là con dao 2 lưỡi khi dễ thần tượng hoá việc sử dụng thuốc phiện và tệ nạn xã hội.
Hình ảnh ẩn dụ sau đó rất rõ ràng. Thương hiệu muốn khẳng định những sản phẩm của mình gây ghiện chẳng thua kém gì thuốc phiện. Nhưng đây cũng có thể là con dao 2 lưỡi khi dễ thần tượng hoá việc sử dụng thuốc phiện và tệ nạn xã hội.

Yves Saint Laurent M7, 2002

Trong chiến dịch quảng bá cho mẫu nước hoa M7 của Yves Saint Laurent 2002, thương hiệu đã nhận về hơn 730 đơn khiếu nại về việc để hình người mẫu nam Samuel De Cubber thoả thân cạnh bên chai nước hoa. Dù sau đó, hãng đã cắt xén bớt bức ảnh để làm poster nhưng hình ảnh đầy đủ vẫn được in trên các tạp chí.

Mẫu nước hoa M7 lấy cảm hứng từ hình ảnh 1971 của nhà sáng lập.
Mẫu nước hoa M7 lấy cảm hứng từ hình ảnh 1971 của nhà sáng lập.

Sau đó, giám đốc sáng tạo đương thời Tom Ford cũng phản pháo với quan điểm: "Nước hoa dùng để xức lên người thì tại sao không được dùng hình ảnh phô bày da thịt để quảng bá?". Mặc dù biết đằng sau bức ảnh thoả thân, nhà mốt muốn truyền tải sức hút mà mẫu nước hoa này mang lại ngang ngửa với hình ảnh một người đàn ông thoả thân. Có lẽ ý nghĩa thì không sai nhưng cách truyền đạt lại thiếu đi sự tinh tế.

Trước đó, năm 2000 thương hiệu cũng nhận nhiều 'gạch đá' với 900 đơn khiếu nại khi cho người mẫu nữ thoả thân khi quảng bá cho dòng nước hoa YSL Opium.
Trước đó, năm 2000 thương hiệu cũng nhận nhiều "gạch đá" với 900 đơn khiếu nại khi cho người mẫu nữ thoả thân khi quảng bá cho dòng nước hoa YSL Opium.

"Public Enemy" của Gucci 2003

Tom Ford có thể nói là vị giám đốc vướng nhiều tai tiếng nhất khi điều hành các thương hiệu thời trang lớn. Dưới thời Gucci, ông và thương hiệu lại nhận phải sự phản đối khi cho ra mắt chiến dịch "Public Enemy" vào năm 2003, được chụp bởi nhiếp ảnh gia thời trang nổi tiếng Mario Testino. Bộ ảnh có nội dung đầy ẩn ý khi cạo lông vùng kín của nữ người mẫu, tạo hình thành chữ "G" trong từ "Gucci" và đồng thời cũng là viết tắt của "G-spot" (điểm nhạy cảm của phụ nữ). Bộ ảnh bị xem là truyền tải hình ảnh tình dục thô thiển, phản cảm nên bị cấm lưu truyền trên mọi phương diện truyền thông.

Tham gia vào bộ ảnh là nữ người mẫu Carmen Kass và stylist Carine Roitfield.
Tham gia vào bộ ảnh là nữ người mẫu Carmen Kass và stylist Carine Roitfield.

"Tom Ford For Men" của Tom Ford 2007

Chiến dịch "Tom Ford For Men" của Tom Ford được cho là phân biệt giới tính và xem thường phụ nữ. Hình ảnh chai nước hoa dành cho nam dược kẹp giữa bầu ngực căng tròn của phụ nữ, một bức ảnh khác còn đặt cả chai nước hoa vào vùng nhạy cảm. Nhiều ý kiến khác nhau nổ ra, họ cho rằng thương hiệu đang cố gắng cổ xuý cho ý nghĩ đàn ông có thể lên giường với bất cứ người phụ nữ nào chỉ cần dùng nước hoa này.

Bức ảnh ẩn chứa sự xúc phạm nghiêm trọng đối với phụ nữ. Tom Ford bị cho là đã xem nhẹ giá trị của người phụ nữ.
Bức ảnh ẩn chứa sự xúc phạm nghiêm trọng đối với phụ nữ. Tom Ford bị cho là đã xem nhẹ giá trị của người phụ nữ.

Miu Miu, Spring Summer 2015

Bộ ảnh khiến nhiều người lầm tưởng là đã sử dụng người mẫu vị thành niên, tạo dáng khiêu gợi vô cùng phản cảm. Bức ảnh nằm trong chiến dịch quảng bá cho BST Spring Summer 2015 với nhân vật chính là người mẫu Mia Goth đã 22 tuổi nhưng tạo hình từ trang điểm, kiểu tóc đến quần áo đều khiến nhân vật hình tượng này trong như dưới 18 tuổi.

Chiến dịch ngay sau đó bị huỷ bỏ vì nhận phải sự tẩy chạy trên toàn thế giới.
Chiến dịch ngay sau đó bị huỷ bỏ vì nhận phải sự tẩy chạy trên toàn thế giới.

Eckhaus Latta, Spring Summer 2017

Sự thật phía sau bộ ảnh Spring Summer 2017 của Eckhaus Latta còn đáng lên án hơn khi ekip quyết định tuyển những cặp đôi thật và họ được phép "chim chuột" với nhau trong suốt quá trình chụp ảnh. Cách tiếp cận đầy phản cảm và lố lăng này đã làm cộng đồng người tiêu dùng phẫn nộ. Trang web của thương hiệu nhanh chống bị sập ngay sau khi công bố chiến dịch, mọi người đều cảm thấy thời trang đang bị định vị quá xa khỏi chuẩn mực đạo đức khi gán ghép với những hình ảnh khiêu dâm như thế này.

Dù tất cả các bức đều được làm nhoè chỗ nhạy cảm nhưng vẫn không thoát khỏi sự phản đối.
Dù tất cả các bức đều được làm nhoè chỗ nhạy cảm nhưng vẫn không thoát khỏi sự phản đối.

Vougue Ý 2007 và 2010

Trong bộ ảnh "Make Love No War" 2007, Vougue Ý khai thác bối cảnh nơi chiến trận nhưng không hề có máu me lẫn súng khói khi tất cả các nhân vật đang mải mê âu yếm nhau. Dù biết đằng sau nó là ý nghĩa về việc tôn vinh tình yêu giữa người với người thay vì giết chóc lẫn nhau nhưng vẫn nhận phải sự phản đối vì cách khai thác vấn đề thiếu tính nhân văn mà chỉ thấy hiện lên sự dung tục đẫm mùi tình dục.

Có nhiều ý kiến xung quanh bộ ảnh này, có người cho rằng tạp chí đang thần tượng hoá chiến tranh một số khác lại chấp nhận với ý nghĩa tình cực về tình yêu và con người của nó.
Có nhiều ý kiến xung quanh bộ ảnh này, có người cho rằng tạp chí đang thần tượng hoá chiến tranh một số khác lại chấp nhận với ý nghĩa tình cực về tình yêu và con người của nó.

Sự cố tràn dầu Deepwater Horizon vào ngày 20/4/2010 là một sự kiện mang tính toàn cầu khi 9 triệu thùng dầu đã gây thiệt hại đến hệ sinh thái hải dương, làm thiệt mạng 11 người. Trang bìa Vougue Ý đã táo bạo tái hiện lại hình ảnh này một cách thời trang nhất. Bộ ảnh "Water and Oil" cùng ấn phẩm mang tên "The Lastest Wave" mang hình ảnh những vách đá xác xơ, hình tượng "chú chim" bị chìm trong biển dầu mỏ không thể cất cánh bay lên của người mẫu Kristen Mc Menamay đã để lại ấn tượng trong lòng công chúng.

Một số cho rằng tờ báo đang thần tượng hoá một sự kiện gây nhiều đau thương đối với môi trường nhưng có người lại ủng hộ cho ý nghĩa lên án và kêu gọi con người nhanh tay phục hồi lại vẻ đẹp cho đại dương.
Một số cho rằng tờ báo đang thần tượng hoá một sự kiện gây nhiều đau thương đối với môi trường nhưng có người lại ủng hộ cho ý nghĩa lên án và kêu gọi con người nhanh tay phục hồi lại vẻ đẹp cho đại dương.
Vogue Italia dưới thời đại Franca Sozzani còn sở hữu nhiều bộ ảnh với ý tưởng táo bạo khác như State of Emergency, Makeover Madness....
Vogue Italia dưới thời đại Franca Sozzani còn sở hữu nhiều bộ ảnh với ý tưởng táo bạo khác như State of Emergency, Makeover Madness....
Con gái diva Mỹ Linh ngày càng bạo dạn hơn trong thời trang Balenciaga tổ chức show thời trang với người mẫu và khán giả ảo Giãn cách xã hội: Muốn chụp ảnh sống ảo thì cần chuẩn bị những dụng cụ gì?
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp