Những lời khuyên cho việc sinh tồn tưởng hữu dụng nhưng thật ra sai "be bét"

Alex Đăng lúc: Thứ hai, 10/05/2021 15:55 (GMT +7)
Khi chẳng may lâm vào hiểm cảnh hoặc phải đối mặt với một số tình huống sinh tồn, bạn nên làm gì và nghe theo những mẹo "truyền lại" thì có chính xác?

Thật ra, trong những lúc gặp phải những tình huống khó như vậy mà nghe theo những lời khuyên của "ông bà truyền lại" hoặc thông tin ghi nhận từ những chương trình "sống sót" trên tivi chưa chắc đã là đúng và phù hợp đâu. Chưa kể, có nhiều " lời khuyên" khi áp dụng vào thực tế lại "sai bét"

Gặp gấu tấn công, hãy nằm im và giả chết?

Nếu bỗng nhiên gặp một con gấu đang tỏ ra hung hãn và muốn "ngấu nghiến" bạn, nằm xuống và giả chết chỉ khiến nó "xơi" bạn dễ hơn thôi. Nhất là nếu nó đang coi bạn là "bữa ăn" thì cách trên càng không thể áp dụng.

Vậy tốt nhất nên làm gì? Câu trả lời là hãy cố gắng gào lớn và tăng kích thước cơ thể bằng những cách như đứng cao lên, dang tay ra hay giang rộng áo đang mặc, tỷ lệ con vật bị bất ngờ và cảm thấy nguy hiểm sẽ bỏ cuộc là cao hơn việc chỉ nằm im "chờ bị xử".

'Chạy ngay đi, trước khi mọi việc tồi tệ hơn'.
"Chạy ngay đi, trước khi mọi việc tồi tệ hơn".

Người ta chỉ ra rằng, nếu như một con gấu tấn công bạn mà biết chạy không kịp, đừng giả chết mà hãy đánh trả nó, bằng tất cả vật dụng gì vớ được hay thậm chí bằng cả chân và tay không, tập trung tấn công vào mặt và mõm nó. Điều này ít ra còn đem lại khả năng sinh tồn cho bạn.

Tất nhiên là phương án tối ưu là từ từ quay mình mà co giò chạy cho nhanh, tìm ngay 1 nơi trú ẩn trên cao. Đó là cách tốt nhất dành cho bạn.

Hút độc từ vết cắn của rắn

Bạn xem phim kiếm hiệp hay có cảnh một người bị rắn cắn sẽ có người dùng miệng hút chất độc ra để "cứu". Thật ra chuyện này chỉ có tác dụng ở trên phim thôi, bởi khi một con rắn độc cắn vào da thịt bạn thì ngay lập tức độc tố ấy đã đi vào mạch máu của nạn nhân rồi. Tốc độ hút của bạn không thể nào nhanh hơn tốc độ độc tố đi vào máu được.

Xem phim ít thôi các bạn.
Xem phim ít thôi các bạn.

Chưa kể, ngậm miệng của bạn vào vết thương còn khiến vi khuẩn từ miệng chui vào vết thương, thậm chí còn gây ra nguy hiểm chính bạn, bởi nọc độc phần nào lại chạy ngược vào miệng xuống dạ dày và khiến bạn ngộ độc. 

Nếu ai đó bị rắn độc cắn, cố gắng giữ nhịp tim của họ chậm, kìm máu từ vết thương không cho nó chảy về tim, và hãy nhanh chóng đưa họ tới bệnh viện. 

Luôn tìm ngay nguồn lương thực khi đang đi lạc hoặc trôi vào hoang đảo

Đồ ăn không phải là thứ đầu tiên cần tìm.
Đồ ăn không phải là thứ đầu tiên cần tìm.

Không, lương thực không phải thứ quan trọng nhất. Bạn có thể nhịn đói cả tuần mà không sao cả. Việc đầu tiên hãy đi tìm nguồn nước ngọt và một nơi trú ẩn để tránh thú dữ, mưa gió và đặc biệt, giúp bạn giữ ấm cơ thể.

Dựng ngay một cái lán khi lạc đường và chưa tìm được lối thoát

Sai rồi, nơi trú ẩn phải phụ thuộc vào môi trường của bạn. Nếu nơi bạn lạc có nền nhiệt  cao thì bạn cần một nơi có bóng râm làm chỗ trú ẩn, như là hang động chẳng hạn. Còn nếu nhiệt độ thấp thì bạn cần phải giữ ấm, bảo vệ bản thân mình khỏi gió và cái lạnh từ mặt đất vào ban đêm.

Không, cái lán này nếu gặp gió lạnh và thú dữ thì bạn chạy kiểu gì???
Không, cái lán này nếu gặp gió lạnh và thú dữ thì bạn chạy kiểu gì???

Một cái lán che được gió, nhưng không làm bạn ấm lên được chút nào. Hơn nữa, bạn sẽ mất bao lâu để làm được cái lán đấy? Tốt hơn hết hãy dựa vào tự nhiên đã, rồi hẵng tính chuyện làm lán trại.

Thứ dung dịch trong xương rồng có thể giúp bạn tránh chết khát

Khi xem vài chương trình sống sót trên truyền hình, những chuyên gia có thể lấy nước từ lõi cây xương rồng, những đáng tiếc, chuyện đó là dành cho các chuyên gia và người bình thường thì hầu như không làm thế được.

Thứ cứu sống bạn trên hoang mạc chính là những ốc đảo như thế này nhé!
Thứ cứu sống bạn trên hoang mạc chính là những ốc đảo như thế này nhé!

Thậm chí, chất dung dịch trong thân cây xương rồng khi cứ thế mà uống vào cơ thể sẽ gây ra ngộ độc, tiêu chảy mất nước hay thậm chí là làm bạn tê liệt, suy giảm khả năng vận động. Điều này chỉ làm bạn mau về với "ông bà tổ tiên" mà thôi. Tuy nhiên, nếu có quả xương rồng thì có thể ăn nó, quả này có thể giúp bạn lấy được ít nước an toàn trong đó.

Loại thực vật nào chim thú ăn được thì người cũng ăn được

Không phải loại nào chim ăn được bạn cũng ăn được đâu.
Không phải loại nào chim ăn được bạn cũng ăn được đâu.

Quan điểm này sai be bét, bởi có rất nhiều loài động vật trong suốt quá trình chọn lọc tự nhiên đã có thể ăn được một số loại quả, nấm có độc mà không sao cả. Nhưng con người thì không, hãy thực sự thận trọng với bất cứ loại thực phẩm nào từ hoang dã.

Đấm vào mũi cá mập khi bị nó tấn công

Một sự thật đáng buồn là nếu bạn xui xẻo bị một con cá mập tấn công dưới nước thì khả năng bạn "toàn vẹn" là rất khó xảy ra. Gần như bạn không có cơ hội trốn thoát khỏi "hung thần đại dương" này. Chuyện nhắm vào mũi nó mà đấm thực sự chỉ có trên phim hay những video game thôi, lúc đấy, bạn chỉ chạm đc vào nó khi nó đã "táp" vào bạn.

Đừng nghĩ đến chuyện hạ 1 con cá mập dưới biển!
Đừng nghĩ đến chuyện hạ 1 con cá mập dưới biển!

Những lúc như vậy, cách tốt nhất là cố dùng vật gì đó cứng trong tay (nếu có) để cản cú cắn, còn không, hãy cố gắng tấn công vào vùng mắt của con cá mập. Cuối cùng là hãy cầu thánh thần phù hộ cho bạn là con vật sẽ vì lý do gì đó mà bỏ đi.

Rêu luôn mọc ở phía Bắc trên một cái cây

Rêu mọc ở mọi nơi nó muốn các bạn ạ.
Rêu mọc ở mọi nơi nó muốn các bạn ạ.

Bạn lạc đường và muốn tìm phương hướng, một lời khuyên "cổ xưa" là nhìn theo hướng rêu mọc trên cây để tìm ra hướng Bắc. Thôi nào, Rêu mọc dựa vào điều kiện môi trường và mọc ở mọi phía của cây, chứ không phải chỉ mọc mỗi hướng Bắc đâu nên cách này thực sự không hiệu quả một chút nào.

Nắm loạt bí kíp sinh tồn sẽ giúp bạn thoát khỏi 6 tình huống cực nguy hiểm thường gặp Những kỹ năng sinh tồn cơ bản cha mẹ nhất định phải dạy con 7 mẹo vặt đơn giản nhưng làm sạch vết bẩn khó nhằn trong nhà cực hiệu quả
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp