Nguyên nhân của việc bạn có nọng cằm thường do cấu tạo cơ thể, nhưng đôi khi, nó lại là hậu quả của những thói quen xấu. Có những thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lâu dần sẽ đem lại cho bạn một gương mặt có nọng như Nam của Hương Vị Tình Thân.
Thói quen chống cắm và đưa tay lên mặt sẽ gây nên hai hậu quả là tình trạng mụn và nọng cằm. Khi thường xuyên chống tay lên cằm, một áo lực lớn sẽ tác động lên cơ hàm và khiến vùng da tại đây chùng xuống đồng thời mất tình đàn hồi.
Ngồi gù lưng, đầu cúi thấp để lướt điện thoại hay nhìn màn hình laptop sẽ ảnh hưởng tới cột sống và hình thành mỡ thừa ở nọng. Để tránh thói quen này, bạn nên cải thiện tư thế ngồi càng sớm càng tốt. Luôn cố gắng ngồi thật thẳng lưng, đặt màn hình máy tính cao hơn một chút để không phải cúi đầu quá thấp khi làm việc.
>>> Xem thêm: Làm sao để thoát khỏi cơn ác mộng mang tên "nọng cằm"?
Nằm sấp khi ngủ tạo nên áp lực cho tim, gây khó thở và khiến mặt bị lệch. Khi nằm ở tư thế này, áp lực lớn sẽ tác dộng lên cổ, tạo nếp nhăn, da sẽ bị chùng nhão và cuối cùng hình thành nọng cằm. Tư thế ngủ tốt nhất bạn nên làm là nằm ngửa hoặc nằm nghiêng.
Việc ăn uống quá nhanh sẽ khiến cho cơ hàm vận động quá nhiều, hậu quả khiến phần da mỏng manh của vùng cằm bị chảy xệ.
Ăn mặn làm cơ thể tích nước và khuôn mặt sưng phù, phần nọng cằm vì thế mà cũng được bồi đắp để trở nên "phì nhiêu" hơn. Giải pháp là hãy ăn nhạt hết sức có thể, hạn chế đồ ăn nhanh và đồ chế biến sẵn. Ăn thêm nhiều chất xơ, uống vitamin... là chìa khóa giúp cho nóng cằm giảm thiểu đáng kể.
Bình luận