CNN cho biết, sau 1 năm trải qua đại dịch, trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2021, Phần Lan được xếp vị trí đầu tiên sau đó là Iceland, Đan Mạch, Thụy Sĩ và Hà Lan. Mỹ đứng ở vị trí thứ 14, tăng 4 bậc so với bảng xếp hạng trước đó. Trong khi Vương quốc Anh giảm 5 bậc, đứng ở vị trí thứ 18, còn Australia thì vẫn giữ nguyên thứ hạng số 12.
Theo đó, Báo cáo Hạnh phúc Thế giới dựa trên lấy số liệu từ Gallup World Poll và Lloyd’s Register Foundation, và là ấn phẩm do Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc thực hiện.
Được biết, vì ảnh hưởng của đại dịch, do đó các nhà nghiên cứu của Gallup không thể phỏng vấn trực tiếp ở mọi quốc gia. Cũng vì thế mà nhiều tiêu chí đánh giá đã phải thay đổi so với trước, trong đó chủ yếu tập trung vào các yếu tố mới như phúc lợi xã hội hay chính sách ứng phó với đại dịch để xếp hạng.
Việc đất nước Phần Lan tiếp tục trở thành quốc gia hạnh phúc nhất thế giới không khiến các nhà nghiên cứu bất ngờ. Vì tại quốc gia này niềm tin luôn được đề cao trong cộng đồng, một yếu tố giúp mối quan hệ giữa chính phủ và người dân trong thời đại dịch được củng cố.
Đồng thời qua báo cáo này còn cho thấy, ở nhiều quốc gia thì sự suy giảm sức khỏe tâm thần ở người dân gia tăng. Theo các nhà nghiên cứu thì đây là hệ quả trực tiếp của đại dịch và các biện pháp phong tỏa.
Được biết Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An sinh tại Đại học Oxford Giáo sư Jan-Emmanuel De Neve cũng tham gia thực hiện bản báo cáo và đã đưa ra nhận định rằng: “Điều này cho thấy hạnh phúc không xuất phát từ thu nhập, mà từ các kết nối xã hội”.
Theo Giáo sư De Neve, thì phát hiện này sẽ giúp con người cân bằng cuộc sống và công việc để đạt được hạnh phúc hơn trong tương lai.
Trong 149 quốc gia có tên trong báo cáo thì Afghanistan là quốc gia ít hạnh phúc nhất thế giới, sau đó lần lượt là Zimbabwe, Rwanda và Botswana. Những khu vực này có đặc điểm chung đó là đều có nhiều vấn đề, xung đột chính trị nghiêm trọng.
Theo đó, Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2021 được công bố ngày 20/3.
Bình luận