Đài Sputnik đưa tin, các nhà khoa học Trung Quốc và Nhật Bản mới đây đã tiến hành nghiên cứu và chỉ ra rằng biến thể Omicron có thể sống lâu hơn trên các bề mặt so với những biến thể khác.
Cụ thể, theo kết quả nghiên cứu vừa được công bố tuần trước, trên bề mặt nhựa Omicron có thể tồn tại 193 giờ (hơn 8 ngày), lâu gấp 3 lần chủng virus SARS-CoV-2 gốc ở Trung Quốc (56 giờ), hay chủng Beta có nguồn gốc tại Nam Phi và Delta có nguồn gốc tại Ấn Độ.
>>> Xem thêm: Ngày mai 21/3 giá xăng dầu có thể giảm từ 1.500-2.000 đồng/lít
Bên cạnh đó, nhóm nhà khoa cho biết, sau 7 ngày họ vẫn tìm thấy biến thể Omicron trên bề mặt thủy tinh và thép không gỉ. Trên da virus này tồn tại khoảng 21 giờ, trong khi sự tồn tại của chủng gốc trên da là chưa đến 8 giờ.
Tuy nhiên nhóm nghiên cứu cũng cho rằng: "Cần có thêm bằng chứng để giải thích về việc Omicron có khả năng lây truyền gia tăng trong cộng đồng. Virus bám trụ lâu trên các bề mặt có thể là một trong những nguyên nhân tiềm tàng và cần giới chức cân nhắc khi đưa ra các biện pháp chống virus lây lan".
Đồng thời, các chuyên gia cũng lưu ý người dân không cần quá lo ngại về phát hiện trên vì thực tế cho thấy, khả năng con người bị lây nhiễm do hít phải virus là cao hơn nhiều lần so với chạm vào các bề mặt bị nhiễm khuẩn.
Liên quan đến vấn đề này, Giáo sư y tế cộng đồng Leo Poon tại Đại học Hong Kong khuyến cáo, tất cả người dân nên chú ý lau chùi các đồ vật mà họ thường xuyên cầm nắm như chuông cửa, nút bấm trong thang máy hay tay vịn cầu thang để phòng tránh sự lây nhiễm.
Về biến chủng này, Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp loại Omicron là biến thể gây lo ngại vì nó lây truyền mạnh hơn so với các biến thể khác của COVID-19, đồng thời cho biến, nó có thể lẩn tránh vaccine. Tuy nhiên, so với các chủng trước đây biến thể này hiện được các nhà khoa học cho là gây triệu chứng nhẹ hơn.
Bình luận