Hiện nay số ca mắc Covid-19 tăng rất cao ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có đối tượng phụ nữ mang thai. Chính vì vậy nhiều người tỏ ra rất lo lắng vì đây là 1 trong những đối tượng dễ bị diễn biến nặng khi mắc bệnh. Liên quan đến vấn đề này, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TW - PGS.TS Trần Danh Cường - cho biết, tâm lý thai phụ khi bị COVID-19 thường hoang mang, lo lắng, vì đa phần đều lo ngại COVID-19 không chỉ ảnh hưởng đến bản thân, mà đến cả em bé đang ở trong bụng.
PGS.TS Trần Danh Cường khuyến cáo, phụ nữ mang thai đúng là đối tượng dễ bị biễn biến nặng vì trong quá trình mang thai phụ nữ có tình trạng suy giảm miễn dịch nhất định. Chính yếu tố nào là nguy cơ, vì lúc này cơ thể người mẹ còn nuôi 1 đứa trẻ trong bụng nên tử cung của thai phụ sẽ to hơn, từ đó đẩy cơ hoành lên cao, đẩy dung tích phổi giảm xuống cản trở hô hấp.
>>> Xem thêm: Bác sĩ Trương Hữu Khanh hướng dẫn F0 cách thức và thời điểm tắm, gội để đảm bảo sức khoẻ
Do đó phụ nữ mang thai cáo nhu cầu oxy cao hơn người bình thường. Bên cạnh đó khi mang thai sẽ có tình trạng giữ nước trong cơ thể, có hiện tượng phù, phù niêm mạc đường hô hấp trên, chính vì vậy dễ dẫn đến tổn thương đường hô hấp trên hơn.
Ngoài ra nếu phụ nữ mang thai có bệnh nền hoặc các bệnh như huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, béo phì, bệnh mạn tính ở phổi hoặc trên 35 tuổi mới mang thai thì khả năng biến chứng trong thai kỳ cao hơn. Chính vì vậy, nếu lúc này thai phụ mắc COVID-19 nữa thì nguy cơ biến chứng thể nặng càng cao.
Theo sổ tay chăm sóc sức khỏe thai phụ trong dịch Covid-19 của Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Đại học Y dược TP.HCM, khi mắc Covid-19 phụ nữ mang thai cần nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ và duy trì sở thích, chăm sóc cho bản thân về mặt cảm xúc cũng như thể chất.
Đồng thời thai phụ cần ăn đủ bữa, vừa đủ dinh dưỡng; uống đủ nước, từ 2,5 lít nước/ngày, uống nước ấm và từ từ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó bạn cần xem các bộ phim yêu thích, đặc biệt phim hài, nghe nhạc nhẹ nhàng, hoặc xem hình các em bé dễ thương, chơi đùa vui vẻ để thư giãn và cần ngủ đủ giấc. Đặc biệt, mỗi ngày nên đo SpO2 hai lần để kiểm tra nồng độ oxy trong máu.
Nếu cảm thấy khó thở, SpO2 ≤95%, nhịp thở >25 lần/phút, da mặt và niêm mạc môi xanh tái, bị hoang mang, lú lẫn thì cần liên hệ ngay bác sĩ hoặc tới cơ sở y tế để được thăm khám, hướng dẫn và điều trị kịp thời.
Những điều cần lưu ý cho F0 là thai phụ:
- Không ăn quá nhiều tinh bột, đường, cũng như không cần bổ sung quá nhiều dưỡng chất. Trong nước uống nên thêm 1-2 lát gừng, sả, tránh uống quá nhiều nước gừng, sả trong một ngày.
- Nếu bị căng thẳng, khó ngủ thai phụ có thể dùng tâm sen để dễ ngủ hoặc uống các loại thuốc chống nôn trong thai kỳ nếu bị nghén.
- Nếu bị sốt nên lau người bằng nước ấm, uống nhiều nước hoặc sử dụng các lọai thuốc hạ sốt an toàn trong thai kỳ như Paracetamol 500 mg, nếu không có tiền sử loét dạ dày, xuất huyết có thể dùng Ibuprofen.
- Nếu bị ho có thể dùng mật ong, tỏi hoặc lê hấp đường phèn... Khi ngủ nên nằm đầu cao hơn khoảng 30-45 độ để dễ thở.
- Nếu cảm thấy bất an, nên chia sẻ tâm sự với người xung quanh hoặc kết nối với bác sĩ để có thể hỗ cần thiết.
- Thai phụ cần thường xuyên vệ sinh tay bằng xà phòng, nước rửa tay có cồn hoặc dung dịch rửa tay.
Bình luận