Ý nghĩa thiêng liêng của nhẫn cưới
Theo khoa học, việc đeo nhẫn cưới bắt nguồn từ thời Ai Cập cổ đại. Khi đó con người bắt đầu sử dụng những chiếc nhẫn cưới với hình dạng vòng tròn, đeo vào tay đối phương như một tín vật thiêng liêng thể hiện sự gắn bó không rời giữa một cặp đôi. Cũng vì thế, việc đeo nhẫn cưới ở vị trí nào của bàn tay cũng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Hiện nay, hầu hết mọi người đều nghĩ nhẫn cưới được đeo ở ngón áp út của bàn tay trái. Tuy nhiên, việc đeo nhẫn cưới ngón nào còn tùy thuộc vào phong tục của từng nền văn hóa và vùng miền khác nhau.
Người Hy Lạp cổ đại lại cho rằng, có một tĩnh mạch ở ngón áp út liên kết với nhịp đập con tim. Người ta gọi đó là Vena Amoris – tĩnh mạch tình yêu. Do đó, khi muốn cùng ai cùng ai đi hết trọn cuộc đời, thì hãy mang nhẫn cưới vào ngón áp út của nhau.
Người châu Âu cũng có quan niệm tương tự về sự liên kết của ngón giữa bàn tay trái với trái tim, họ tin rằng có một mạch máu tình yêu ở sự liên kết bí ẩn này. Đó chính là lý do người châu Âu luôn mang nhẫn đính ở ngón giữa của tay trái - nơi liên kết giữa tình yêu và trái tim.
Người Mỹ quan niệm về việc đeo nhẫn lại khá là đơn giản, vì đàn ông sẽ luôn là người đi phía bên ngoài để bảo vệ phụ nữ, nên bàn tay trái của họ sẽ để nắm tay người phụ nữ. Vì thế, đàn ông sẽ đeo nhẫn ngón áp út tay trái, còn phụ nữ sẽ đeo ngón áp út tay phải.
Ở Đức và Hà Lan, các cặp đôi đeo nhẫn đính hôn bên tay trái, nhưng khi cưới thì sẽ chuyển sang tay phải. Đây cũng là cách ngầm thông báo về việc thay đổi trạng thái hôn nhân.
Ở Trung Quốc, quan niệm về vị trí các ngón tay lại chi tiết hơn. Họ có ý nghĩa đặc biệt cho từng ngón tay cụ thể: ngón cái là bố mẹ, ngón trỏ là anh em, ngón giữa là bản thân, ngón áp út là bạn đời và ngón út là con cái. Vì thế nên, nhẫn cưới thường được đeo tại ngón áp út để thể hiện sự gắn bó bền chặt, trọn đời.
Ở Việt Nam, đeo nhẫn cưới tay nào?
Việt Nam chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc nên từ xa xưa ngón áp út cũng là ngón được lựa chọn để đeo nhẫn của các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, việc đeo nhẫn ở tay nào tùy theo giới tính vẫn có nhiều quan điểm khác nhau.
Tuân theo quan niệm “nam tả, nữ hữu”, tức là nam mang nhẫn tay trái và nữ mang nhẫn cưới ở tay phải. Đối với nữ giới: cô dâu nên đeo nhẫn cưới ở vị trí ngón tay áp út và đeo bàn tay bên phải. Nếu có thêm nhẫn đính hôn thì đeo nhẫn ở vị trí ngón tay giữa của tay phải.
Đối với nam giới: chú rể sẽ đeo nhẫn cưới ở vị trí tay ngón áp út giống như cô dâu, tuy nhiên sẽ đeo ở bàn tay trái.
Nhưng thực tế điều này chỉ áp dụng từ thời xưa, còn bây giờ, theo xu thế phát triển của thế giới, đa phần các cặp vợ chồng khi trao nhẫn cho nhau sẽ chọn ngón áp út tay trái của đối phương để đeo. Việc này cũng xuất phát từ suy nghĩ bên trái gần với trái tim, đồng thời việc đeo nhẫn cưới cùng một phía giống như cả hai cùng nhìn về một hướng, thuận vợ thuận chồng.
Ngoài ra, việc đeo nhẫn ở tay trái cũng liên quan đến sự thuận tiện trong sinh hoạt. Tay phải thường được dùng nhiều hơn trong các hoạt động hàng ngày nên sẽ gây vướng víu, bất tiện nếu đeo nhẫn.
Một lý thuyết thực tế hơn là các kim loại mềm (theo truyền thống là vàng cho nhẫn cưới) sẽ ít bị mài mòn hoặc bị tổn thương trên ngón tay của bàn tay trái, do tay trái hoạt đông ít hơn tay phải. Hơn nữa, các ngón tay thứ tư trên bàn tay trái là một trong hai ngón tay ít nhất được sử dụng trên bàn tay của một người. Điều này sẽ bảo vệ cho vật kỷ niệm thiêng liêng của bạn được “an toàn” đến suốt cuộc đời.
Tùy vào phong tục ở mỗi nền văn hóa, cũng như do thói quen, sở thích của từng người mà quyết định sẽ đeo nhẫn cưới ở vị trí nào. Nhưng dù đeo ở tay trái hay tay phải, ngón áp út hay ngón giữa, chiếc nhẫn cũng không quan trọng bằng chính tình yêu chân thành hai người dành cho nhau để cùng nắm tay vượt qua mọi thử thách của cuộc sống hôn nhân phía trước.
Bình luận