Tại các cơ sở kinh doanh karaoke thì hầu hết đều đầu tư phòng ốc cách âm, nhưng ở Việt Nam cũng không thiếu những điểm karaoke ngoài trời tự phát, hoặc karaoke dạo nhằm bán hàng hoặc gây chú ý. Chưa kể là nhiều gia đình, cửa hàng cũng rất ưa thích bộ môn "tập làm ca sĩ" này mà tậu cho gia đình những bộ hát karaoke đủ cả lớn nhỏ, đa dạng loại hình phong phú.
Tuy nhiên, không phải ai cũng là ca sĩ và việc cất cao tiếng hát đôi lúc cũng như là tạo ra những "tiếng ồn huyên náo" là cho người xung quanh phải "lắc đầu, lè lưỡi", đặc biệt là thời điểm đêm về khuya là khi ai cũng muốn yên tĩnh để nghỉ ngơi và thư giãn.
Vậy hát karaoke sau 0h có vi phạm pháp luật và bị xử phạt không? Để trả lời cho vấn đề này, luật sư Hoàng Trọng Giáp, Đoàn luật sư Hà Nội, hành vi tụ tập hát karaoke ở khu dân cư sau 0h vi phạm quy định tại điều 6 trong Nghị định 167/2013 của Chính phủ về việc xử phạt những vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung.
Theo đó, nếu đối tượng có hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22h ngày hôm trước đến 6h hôm sau sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 100.000-300.000 đồng (đối với cá nhân) và 200.000-600.000 đồng (đối với cơ sở kinh doanh).
Đối với giờ cấm hoạt động dịch của vụ của cơ sở kinh doanh karaoke là từ 0h đến 8h hôm sau. Cơ sở vi phạm sẽ bị phạt hành chính 5-10 triệu đồng theo quy định tại Điều 19 của Nghị định.
Trong trường hợp vi phạm nặng hơn với mức độ tiếng ồn được đánh giá là nghiêm trọng và gây ảnh hưởng lớn tới cá nhân hoặc tập thể thì mức xử phạt sẽ căn cứ theo khung độ lớn tiếng ồn đo được. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường thì giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn tại khu vực thông thường (khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính) là: 70dBA (từ 6h đến 21h) và 55dBA (21h đến 6h), trong đó dBA là đơn vị đo độ ồn âm thanh, là khoảng đo độ ồn tiêu chuẩn.
Như vậy, Với tiếng ồn đo được vượt mức giới hạn cho phép từ 2-9 dBA thì bị phạt tiền 1-20 triệu đối với cá nhân, 2-40 triệu đối với tổ chức vi phạm.
Với tiếng ồn đo được vượt mức giới hạn cho phép từ 10-30 dBA sẽ bị phạt tiền 20-100 triệu đối với cá nhân, 40-200 triệu đồng dành cho tổ chức. Hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở trong thời gian 3-6 tháng.
Còn nếu gây tiếng ồn vượt mức cho phép từ 30 dBA trở lên, cá nhân bị phạt tiền 100-160 triệu, tổ chức hay cơ sở vi phạm bị phạt 200-320 triệu và bị đình chỉ hoạt động 6-12 tháng.
Để đo mức độ gây tiếng ồn trong khu dân cư, cơ quan chức năng thường sử dụng thiết bị chuyên dụng để kiểm tra. Vì vậy nếu nơi bạn có trường hợp gây tiếng ồn ảnh hưởng tới đời sống của mọi người, hãy báo cho cơ quan chuyên trách để có thể kiểm tra, đánh giá một cách chính xác mức vi phạm.
Bình luận