Năm 1999, Julie mang thai cậu con trai thứ 2. Tuy nhiên, một tin xấu đã đến với hai vợ chồng cô ở thai kỳ thứ 4: Em bé bị nứt đốt sống do các dây thần kinh không phát triển hết. Trước đó, người con trai đầu lòng của họ cũng mắc bệnh tương tự và qua đời. Julie phải đứng trước hai lựa chọn, 1 là đình chỉ thai kỳ, 2 là giữ lại con và chấp nhận những rủi ro về tính mạng cho cả mẹ và con. Julie đã chọn phương án 2.
Ngày 19/8/1999, ở tuần thai thứ 21, tại Bệnh viện Đại học Vanderbilt ở thành phố Nashville, bang Tennessee (Mỹ) đã đưa ra một quyết định gây chấn động thế giới: phẫu thuật cho thai nhi ngay trong tử cung người mẹ.
Trong ngày phẫu thuật, nhiếp ảnh gia độc lập Michael Clancy được các bác sĩ cho phép vào trong phòng mổ. Khi bác sĩ Joseph Bruner rạch một đường xâm lấn ở tử cung, thai nhi bất ngờ thò tay ra, nắm chặt lấy ngón tay của ông. Michael Clancy đã ghi lại được khoảnh khắc huyền thoại này. Bức ảnh được đặt tên là Hand of hope, kể cho thế giới nghe về sức sống mãnh liệt của một đứa bé mới 21 tuần tuổi, đồng thời trở thành nhân chứng sống cho một ca phẫu thuật kỳ lạ và kỳ diệu.
4 tháng sau ca phẫu thuật, đứa bé cất tiếng khóc chào đời và được đặt tên là Samuel Alexander Armas.
Samuel được cứu sống nhưng không tránh khỏi những dị tật của căn bệnh nứt đốt sống bẩm sinh như teo cơ chân, khó khăn trong việc đi lại, di chuyển. Cậu sống chủ yếu nhờ xe lăn. Song bù lại, Samuel từ nhỏ đã vô cùng lạc quan, mạnh mẽ, luôn suy nghĩ tích cực, yêu cha mẹ và cuộc sống.
21 năm trôi qua, Samuel bây giờ đã lớn, trở thành chàng trai có gương mặt khôi ngô và chỉ số IQ cao. Hiện tại, chàng trai đang theo học tại Đại học Auburn với Học bổng Toán học Movelle Murdock toàn phần sau khi tốt nghiệp Tú tài loại ưu. Cậu còn tham gia đội bóng rổ xe lăn Tigers và đi thi đấu nhiều giải. Ước mơ của Samuel là trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực sinh lý học thể dục, chuyên phân tích các chuyển động của vận động viên để tối ưu hiệu suất của họ.
Một số hình ảnh của Samuel trong 21 năm qua:
Bình luận