Sau khi "khai tử" sổ hộ khẩu giấy, công dân sẽ giao dịch thế nào?

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ sáu, 09/04/2021 16:20 (GMT +7)
Từ ngày 1/7, khi người dân đăng ký thay đổi thông tin trong hộ khẩu, cảnh sát sẽ cập nhật vào trong cơ sở dữ liệu về cư trú và thu hồi sổ giấy. 
Hashtag #Quy định pháp luật #NEWS #Nóng trên MXH

Từ ngày 1/7, Luật cư trú 2020 mới được Quốc hội thông qua sẽ chính thức có hiệu lực thi hành. Và điều rất nhiều người dân quan tâm đó là sau khi 'khai tử' sổ hộ khẩu giấy thì các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, học hành... sẽ như thế nào?

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú đến hết ngày 31/12/2022.

Đến khi cơ sở dữ liệu về cư trú hoàn thành, các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGVDC) được kết nối thông suốt giữa các cơ quan thì khi giao dịch người dân chỉ cần sử dụng số định danh cá nhân là có thể xác định được thông tin cá nhân. Cũng từ đó sổ hộ khẩu, sổ tạm trú sẽ tự chấm dứt vai trò.

Chị Hoàng Nhi (Q.3) nhập khẩu cho con mới sinh tại Công an quận 3, TP.HCM - Ảnh: Tuoitre
Chị Hoàng Nhi (Q.3) nhập khẩu cho con mới sinh tại Công an quận 3, TP.HCM - Ảnh: Tuoitre

Liên quan đến vấn đề này, Bộ Công an cho biết, bắt đầu từ ngày 1/7, khi người dân đăng ký thay đổi thông tin trong hộ khẩu, cơ quan cảnh sát sẽ cập nhật vào trong cơ sở dữ liệu về cư trú và tiến hành thu hồi sổ giấy. 

Cũng từ đó, các giao dịch của người dân về thông tin cư trú sẽ được sử dụng trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Lãnh đạo Cục Pháp chế và cải cách hành chính tư pháp Bộ Công an (gọi tắt là Cục Pháp chế) cho rằng, khi tiến hành các giao dịch hành chính, dân sự... người dân không cần mang theo các loại giấy tờ có chứa thông tin cá nhân đã có trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cũng như không phải sao y chứng thực các loại giấy tờ này khi làm thủ tục hành chính hoặc giao dịch dân sự.

Thay vào đó, công dân chỉ cần mang theo thẻ căn cước công dân hoặc cung cấp mã số định danh cá nhân cho cơ quan chức năng là được.

Đồng thời lãnh đạo cục Pháp chế cũng cho hay, công dân sẽ được giảm chi phí sao y chứng thực, cấp, cấp đổi, cấp lại các giấy tờ có liên quan nếu bị mất, hỏng...

Và khi "số hóa dữ liệu", thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước xác nhận, thì toàn bộ các công dân không phải phụ thuộc vào nơi cư trú của mình. 

Ngoài ra lãnh đạo Cục Pháp chế cũng cho biết, Bộ Công an đã hoàn thành việc thu thập thông tin dân cư và bước đầu triển khai một số dịch vụ tra cứu, khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu.

Hiện thời bộ Công an đang gấp rút kết nối, chia sẻ thông tin giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác, cũng như hoàn thiện các phương thức khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Theo đó, nếu người dân không sử dụng sổ hộ khẩu vẫn có thể khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ ngày 1/7, để thực hiện các giao dịch liên quan đến thông tin về cư trú. 

Hộ khẩu thường trú ngoại tỉnh có được làm CCCD gắn chíp điện tử tại Hà Nội? Từ 1/7, đăng ký hộ khẩu thường trú tại các thành phố tinh gọn hơn, không cần điều kiện tạm trú như trước đây Người có hộ khẩu ở tỉnh khác có làm được thẻ căn cước gắn chíp ở Hà Nội không?
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp