Nội dung chính
Sông và Hồ là những khái niệm hẳn không còn xa lạ gì với mỗi người, hiểu nôm na chúng đều là nơi chứa nước, phục vụ sản xuất và đời sống của con người, và là môi trường sống của các động vật thủy sinh. Cũng chính bởi sự tương đồng ấy nên nhiều người cho đến nay vẫn còn nhầm lẫn giữa đặc điểm và sự khác nhau giữa sông và hồ. Vậy Sông và Hồ có gì khác biệt? Bài viết chi tiết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
>> Xem thêm: Phanh xích lô là gì? Phanh xích lô bắt nguồn từ đâu?
Sông là dòng nước chảy đều đặn và ổn định, có nguồn cung cấp nước chủ yếu từ nước mưa, nước nguồn từ núi cao, nước băng tan hoặc các sông suối nhỏ hơn. Cửa sông chính là ranh giới giữa sông và biển. Hầu hết các dòng sông sẽ đổ ra biển lớn, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt do cấu tạo địa hình và ảnh hưởng của thời tiết, sông có thể chảy ngầm dưới đất. Một số khác lại có bề mặt khô cho đến khi chúng chảy đến một vùng khác có nước.
Trên thực tế, không có tiêu chuẩn nào để xác định chính xác các con sông, và các tên gọi khác nhau thường bắt nguồn từ vị trí và kích thước của chúng. Ở nhiều nơi, sông còn được gọi là suối, kênh rạch, hoặc sông nhánh, tuy nhiên, chung quy chúng vẫn được gọi là sông. Có thể nói, sông là một bộ phận cực kỳ quan trọng trong chu trình của hệ thống nước. Chúng không chỉ đóng vai trò là nơi thu nước mà còn đóng vai trò trung gian vận chuyển nước ra biển.
Theo định nghĩa của Luật về tài nguyên nước (Khoản 8 Điều 2): "Lưu vực sông là vùng đất mà ở trong phạm vi đó, nước mặt, nước dưới đất được chảy tự nhiên vào sông và sẽ thoát ra ở một cửa chung hoặc thoát ra ngoài biển, lưu vực sông sẽ bao gồm các lưu vực sông liên tỉnh và lưu vực sông nội tỉnh."
Trong đó, lưu vực liên tỉnh là lưu vực sông nằm trên địa bàn từ hai tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương trở lên. Lưu vực nội tỉnh là lưu vực sông nằm trong một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương.
Hồ là một vùng địa hình sâu hoặc trũng xuống trong đất liền, với diện tích tương đối để chứa được nước. Hồ có rất nhiều kích thước khác nhau, có thể vĩ đại như hồ Victoria (châu Phi), hồ Baikal (Nga), nhưng cũng có thể nhỏ chỉ vài trăm mét vuông đến vài km vuông như Hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây ở nước ta. Không chỉ tự nhiên, ngày này chúng ta cũng gặp không ít hồ nhân tạo có thể chảy nước đi như là hồ thủy điện.
Hồ có tác dụng điều hoà dòng chảy của sông, từ đó hạn chế tình trạng lũ lụt. Đây cũng là nơi dự trữ một lượng lớn nước ngọt phong phú hỗ trợ cho việc phát triển thuỷ điện. Ngoài ra, hầu hết các hồ tự nhiên đều mang lại phong cảnh đẹp và do đó thường được con người.khai thác thành những khu du lịch sinh thái thu hút được rất nhiều du khách, góp phần phát triển du lịch của địa phương.
Dựa vào nguồn gốc hình thành, tính chất, loại nước, hồ được phân thành các loại khác nhau như:
Hồ nhân tạo: Khác với hồ tự nhiên, hồ nhân tạo là loại hồ do con người tạo thành nên. Hồ Thác Bà, Hồ Dầu Tiếng đều là những hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam.
Hồ băng hà: Hồ được hình thành do các chỏm băng di chuyển, làm xói mòn mặt đất, đào sâu các tảng đá mềm và để lại những vũng lớn. Ví dụ: các hồ ở Canada, Phần Lan…
Hồ móng ngựa: Là loại hồ được hình thành từ vết tích dòng sông cũ để lại, nôm na chúng được tạo nên do uốn khúc của một con sông. Theo thời gian, khúc sông cũ này biến mất, mở ra lối đi cho dòng sông mới. Hồ Tây (Hà Nội) là một ví dụ điển hình của Hồ móng ngựa.
Hồ miệng núi lửa: Là hồ nước được hình thành trong miệng núi lửa, nơi nước đọng lại khi chảy vào sông. Hồ có thể do sông nước ngọt hoặc nước mưa tạo thành.
Hồ kiến tạo: Là loại hồ được hình thành do sụt lún mặt đất do động đất gây ra, khiến cho các mảng kiến tạo bị dịch chuyển. Các hồ ở phía Đông châu Phi là ví dụ điển hình của một Hồ kiến tạo.
Hồ nước ngọt: Đây là loại hồ chiếm diện tích nhiều nhất trong lục địa. Hồ có thể do sông nước ngọt chảy qua hoặc nước mưa hình thành. Ví dụ: Hồ Tuyền Lâm, hồ Ba Bể…
Hồ nước mặn: Loại hồ này được tạo nên từ các di tích của biển, đại dương bị cô lập giữa các lục địa hay trước kia hồ là hồ nước ngọt nhưng do khí hậu khô khan nên nước hồ dần bị cạn kiệt, dẫn đến tỉ lệ muối khoáng bên trong hồ tăng theo. Vd: Mũi Nghê (Đà Nẵng), Gành Hang (Bình Thuận)...
Dù đều góp phần làm nên hệ sinh thái tuyệt vời trên thế giới như Sông và Hồ đều có những đặc tính khác nhau. Sông là 1 dòng chảy được cấu thành từ nhiều lưu vực cụ thể như chi lưu, hạ lưu, phụ lưu,… tạo thành 1 hệ thống sông hoàn chỉnh. Trong khi đó, hồ là 1 lượng nước lớn đọng lại trên bề mặt của lục địa. So với sông, hồ có cấu tạo không quá phức tạp và thường sẽ không có diện tích nhất định.
Bình luận