Ngày nay, hầu hết khi đến rạp chiếu phim, mọi người đều ghé tiền sảnh để mua bắp, nước đi kèm. Nói chun mua bắp rang bơ đi kèm rạp chiếu phim đã quen thuộc như một điều luật bất thành văn. Nhưng trước khi trở thành món ăn vua, món ăn song hành với rạp phim như bây giờ, bỏng ngô đã có một quá khứ khá khó khăn để bước vào đây!
Chuyện rằng, bỏng ngô xuất hiện từ đầu thế kỷ 19 và được cả châu Mỹ yêu thích vì sự mới lạ. Tuy nhiên, bỏng ngô lại hề được các rạp chiếu phim ưa chuộng ở các rạp chiếu phim, hoặc nói thẳng ra là các chủ sở hữu rạp chiếu phim không thích bỏng ngô. Họ thậm chí đã từng cấm bán bỏng ngô ở rạp phim tại Mỹ bởi cho rằng rạp chiếu phim chỉ nên là nơi để khách hàng xem phim chứ không phải nơi ăn uống.
Đặc biệt khi những bộ phim thời kỳ đầu đều là phim câm, không có âm thanh nên người xem phải rất tập trung để xem và đọc chữ phía dưới để nắm bắt nội dung cũng như diễn biến của bộ phim. Nhưng khi kỷ nguyên phim âm thanh xuất hiện, mọi thứ trước đó đều thay đổi. Việc có âm thanh sống động khiến khán giả không cần chăm chú 100% vào màn hình nữa mà có thể thư giãn, thả lỏng hơn. Vì thế, khán giả bắt đầu muốn tìm đồ ăn nhẹ trở thành thứ không thể thiếu trong rạp chiếu phim.
Bỏng ngô chính thức xây đế chế ở rạp chiếu phim vào năm 1933 khi nước Mỹ bước vào thời kỳ Đại Suy Thoái bởi đơn giản nó ngon và hơn hết nó rẻ khi giá một bịch bỏng ngô chỉ từ 5 đến 10 cent, so với giá một chiếc hambuger chỉ bằng 1/5, còn nếu so với khoai tây là 1/3.
Nhận thấy nhu cầu bỏng ngô của thực khách đến rạp ngày càng tăng cao và doanh số bỏng ngô mang lại, thêm vào đó, cách chế biến bỏng ngô cũng đơn giản, sạch sẽ các chủ rạp bắt đầu tự bán bỏng ngô và tăng cường quảng bá cho bỏng ngô. Thậm chí năm 1957, người ta còn cho ra đời một quảng cáo mang tên "Hãy nhanh chân đến tiền sảnh". Đây được xem là quảng cáo huyền thoại quảng cáo bỏng ngô.
Khi bỏng ngô bắt đầu nở rộ và trở thành một phần của rạp chiếu phim, các loại thức uống cũng phải nở ra để đáp ứng nhu cầu giải khát sau khi ăn bỏng - vốn là một nhu cầu thực tế. Chưa có tài liệu nào lý giải tại sao nước ngọt được lựa chọn để ghép đôi với bỏng ngô, nhưng từ phỏng đoán của người sử dụng, có lẽ nước ngọt dễ uống, dễ hợp khẩu vị và cùng là đồ ăn nhanh.
Có nhiều lý do để mọi người ăn bỏng ngô tại rạp chiếu phim, trong đó như đá nói, việc ăn uống khi xem phim là lý tưởng và cách thư giãn với mọi người. Thêm vài đó, việc dùng tay ăn bỏng rất dễ dàng và không làm phân tâm đến việc xem phim của khách hàng.
Cuối cùng, mùi bắp rang bơ thực sự hấp dẫn. Đi qua quầy bắp rang bơ, dù không đói, ta vẫn khó có thể không lưu luyến mùi thơm béo, ngot của món ăn này.
Ngô vốn là một trong những lương thực chính của thế giới với giá bán rất rẻ. Nguyên liệu chế biến bắp rang bơ cũng rất rẻ, cơ bản là ngô, bơ, đường, muối. Nhưng bỏng ngô ở rạp chiếu phim được bán với giá cắt cổ. Đơn cử ở Việt Nam, một gỏi bắp rang bơ ở ngoài giá chỉ 5 đến 10 ngàn đồng, nhưng nếu vào rạp chiếu phim, gói bắp rang bơ ấy sẽ có giá chừng 30 ngàn đến 40 ngàn.
Vậy tại sao giá bỏng ngô ở rạp chiếu phim lại đắt, câu trả lời đó là các chủ rạp muốn thế, bởi đây là một trong những nguồn thu chính của họ. Theo đó, 70% giá vé chiếu phim sẽ thuộc về nhà sản xuất, trong khi đó, mức đầu tư địa điểm, thiết bị, nội thất trong phòng chiếu phim vốn không rẻ. Giá bán bỏng ngô và nước ngọt cao gấp nhiều lần bên ngoài chính là cách giúp các nhà đầu tư thu vốn.
Theo IbisWorld, dù doanh số của bỏng ngô và các đồ ăn nhẹ bán ở rạp chỉ chiếm 20% tổng doanh thu của rạp chiếu phim nhưng chúng lại mang lại đến 40% lợi nhuận cho các cụm rạp. Nói cách khác, từ một thứ không được xem trọng, bỏng ngô đã giúp các rạp chiếu phim tăng tỉ suất lợi nhuận, sống tốt với việc đầu tư phim ảnh.
Đáng nói là dù giá bỏng ngô ở rạp đắt, nhiều người vẫn mua bỏng ngô khi đi xem phim như một phần tất yếu của thú vui xem phim rạp.
Giá bán cao hơn rất nhiều bỏng ngô bên ngoài nên bỏng ngô trong rạp chiếu phim cũng có nhiều điểm khác hơn so với bỏng ngô bên ngoài. Cụ thể là hương vị đa dạng hơn, nếu thông thường bỏng ngô trên thị trường chỉ là bắp rang bơ thông thường, thì trong rạp chiếu phim bạn có thể mua được bỏng ngô vị caramel, bỏng ngô vị phô mai. Trên thế giới, các vị bỏng còn đa dạng hơn, tuỳ theo từng nơi, từng dịp.
Về hình thức, đúng là tiền nào của nấy, bỏng ngô ở rạp chiếu phim cũng long lanh hơn hẳn với bao đựng thiết kế bắt mắt. Đôi khi vào dịp khởi chiếu các bộ phim boom tấn, hãng phim và rạp phim còn đầu tư hộp bỏng thiết kế ăn khớp với nhận diện phim khiến fan sẵn sàng chi số tiền đắt gấp 2, 3 lần so với giá bỏng thông thường - vốn đã cao ở rạp chiếu phim. Nói chung, fan mà, đắt nhưng vui thì vẫn sẽ mua thôi.
Song song với đó, các cụm rạp lâu lâu cũng cho ra những phiên bản bỏng đặc biệt khiến fan không khói nức lòng. Chẳng hạn CGV Hàn Quốc hồi tháng 4 đã cho ra phiên bản bỏng ngô to như bao gạo khiến fan vô cùng hào hứng, xếp hàng đợi mua.
Bình luận