Tại sao người xưa đọc sách dưới đèn dầu, đèn nến mà hầu như không bị cận thị?

Alex Đăng lúc: Thứ sáu, 21/05/2021 10:23 (GMT +7)
Thời nay có điện, đủ các loại đèn ánh sáng đa dạng nhưng người bị cận thị rất nhiều. Nhưng khi xưa chỉ có đèn dầu, đèn cầy (nến) song thị lực thời đó rất tốt.

Các sĩ tử hay người đọc sách thưởu xưa chỉ có nguồn sáng phổ biến là đến từ nến và đèn dầu. Thậm chí những nhà nghèo còn chỉ có thể dùng ánh trăng sáng hoặc bắt đom đóm soi rọi để mà học hành, dùi mài kinh sử. Vậy nhưng tại sao thời xưa lại hiếm có người cận thị so với hiện nay?

Lý do đầu tiên, phải khẳng định là việc phải đọc sách, học tập trong điều kiện thiếu sáng một thời gian dài chắc chắn có ảnh hưởng tới thị lực. Thế nhưng số sĩ tử hay lượng văn sĩ theo nghiệp bút nghiên khi xưa không phải là nhiều (đông đảo nhất vẫn là lực lượng nông dân). Thế nên, tỷ lệ người đọc sách ít thì tỷ lệ người bị cận thị cũng thấp cũng là điều dễ hiểu.

Lý do thứ hai chính là cơ chế thích nghi của cơ thể, khi mà toàn bộ thời xưa người ta đều chỉ có ánh đèn dầu hoặc nến, ra đường thì theo ánh sáng trăng hoặc đốt đuốc, người xưa sớm tiếp xúc với các loại ánh sáng này từ nhỏ tới lớn, nên mắt họ cũng điều tiết theo, vì vậy ít khi bị cận khi sử dụng các nguồn sáng này.

Tại sao người xưa đọc sách dưới đèn dầu, đèn nến mà hầu như không bị cận thị? - Ảnh 1

Một lý do nữa đưa ra cũng khá hợp lý là người xưa khi viết chữ, học hành phải dùng bút lông, loại bút có thân dài nên khi viết buộc phải để mắt cách xa trang giấy, chữ viết thời đó cũng là bộ chữ Nôm, chữ Hán - kích cỡ chữ lớn hơn chữ latin ngày nay. Những điều này cũng giúp giảm đi nguy cơ cận thị.

Lớp dạy học ngày xưa.
Lớp dạy học ngày xưa.

Còn ngày nay, dù các nguồn sáng là rất đầy đủ và phong phú, song cận thị là điều dễ dàng gặp ở khắp mọi nơi. Đặc biệt là trẻ em cận thị thì ngày một nhiều hơn. Lý do dẫn đến nghịch lý này thì có rất nhiều, cận thị do bẩm sinh thì ít song do tác động của môi trường sống lại rất nhiều.

Tiếp xúc quá sớm với màn hình máy tính, điện thoại di động…ánh sáng xanh từ các thiết bị này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mắt. Theo Tổ chức Y tế thế giới, nếu tiếp xúc với ánh sáng xanh trên 3 tiếng/ngày sẽ có nguy cơ giảm thị lực đến 90%.

Tại sao người xưa đọc sách dưới đèn dầu, đèn nến mà hầu như không bị cận thị? - Ảnh 3

Trẻ em thời nay vì áp lực học hành, thường phải học ở cường độ cao, tư thế ngồi học, ánh sáng không đảm bảo và đọc sách ở cự ly gần cũng là tác nhân gây ra cận thị. Việc thiếu sự bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức khỏe cho đôi mắt cũng là một vấn đề khác thường bị "bỏ qua" trong các gia đình ngày nay.

Cô giáo cosplay thành nữ sinh cấp 3 Nhật Bản khiến mẹ học sinh phản đối nhưng các ông bố thì gật gù Tối 28 và 29/5, học sinh lớp 12 tại Hà Nội thi thử trực tuyến THPT QG Hà Nội: Học sinh trong khu cách ly được đặc cách tuyển vào lớp 10
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp