Tại sao túi càng đắt thì lại càng không có logo to?

Hải Đường Đăng lúc: Thứ ba, 29/12/2020 18:04 (GMT +7)
Giá trị của sản phẩm càng lớn tới một mức nào đó thì logo sẽ càng nhỏ - đây được coi như một luật bất thành văn trong giới thời trang.
Hashtag #Từ điển thời trang #BEAUTORY #Thời trang

Trong thời đại của logomania (*), một sản phẩm sự yêu thích đối với một sản phẩm tỉ lệ thuận với việc sản phẩm đó được bao phủ bởi nhiều logo. Các thương hiệu đua nhau gắn logo vào khắp các sản phẩm của mình. Thậm chí đến một thương hiệu trung thành với phong cách minimalism như Saint Laurent cũng phải cho ra mắt họa tiết monogram để hòa nhịp với làn sóng chuộng logo chưa bao giờ dâng cao đến thế. 

Logomania không phải là xu hướng mà những người thuộc giới siêu giàu theo đuổi. Chúng quá phô trương và dễ bị đạo nhái
Logomania không phải là xu hướng mà những người thuộc giới siêu giàu theo đuổi. Chúng quá phô trương và dễ bị đạo nhái

Tuy nhiên, đối với những thương hiệu hướng đến đối tượng siêu giàu, logo thường sẽ rất nhỏ hoặc giấu hẳn trên các thiết kế. 

Mối tương quan giữa kích cỡ logo và giá trị sản phẩm 

Theo ông Jonah Berger, giáo sư Marketing tại đại học Wharton: "Mức giá của sản phẩm càng tăng thì logo càng to. Tuy nhiên, đến một mức đó thì logo sẽ nhỏ dần và thậm chí biết mất hoàn toàn trên sản phẩm". Cũng trong nghiên cứu này, ông chỉ ra rằng một sản phẩm cứ tăng giá 5000 USD thì logo lại nhỏ đi 1 cm. 

Thương hiệu càng đắt tiền thì logo sẽ càng nhỏ
Thương hiệu càng đắt tiền thì logo sẽ càng nhỏ

Lý do thứ nhất: Logo càng to thì càng dễ đạo nhái  

Chẳng phải ngẫu nhiên mà những sản phẩm túi monogram "fake" của Louis Vuitton, Gucci lại được bày bán tràn lan ngoài đường với mức giá còn rẻ hơn một chiếc túi có kiểu dáng tương tự trong cửa hàng của Zara. Bởi, những đường may thì khó bị làm nhái và chỉ có thể được tạo ra bởi những thợ thủ công lành nghề nhất còn logo thì dễ bị bắt chước. Chỉ với 1,2 tiếng đồng hồ, vài phần mềm đồ họa đơn giản cùng một chiếc máy in, những chiếc túi fake sẽ ra đời hàng loạt. 

Để làm giả một chiếc túi monogram của LV không khó, chỉ với vài giờ đồ lại bằng những phần mềm đồ họa, những kẻ làm giả có thể tái tạo một chiếc túi y hệt phiên bản gốc
Để làm giả một chiếc túi monogram của LV không khó, chỉ với vài giờ đồ lại bằng những phần mềm đồ họa, những kẻ làm giả có thể tái tạo một chiếc túi y hệt phiên bản gốc

Lý do thứ hai: phân tầng giai cấp

Nếu không phải là người có một số hiểu biết nhất định về thời trang thì khó có thể phân biệt được sự khác nhau giữa Birkin và Kelly của Hermès hay nhận ra chiếc túi được làm tay của Alexander McQueen.

Những người giàu muốn phân tầng mình với tầng lớp khác thông qua việc sử dụng những sản phẩm không logo
Những người giàu muốn phân tầng mình với tầng lớp khác thông qua việc sử dụng những sản phẩm không logo

Giới siêu giàu đâu muốn mình bị đồng bộ hóa với tầng lớp "bình dân hơn"? Họ muốn mình chỉ ở trong một nhóm nhỏ, phân lập với số đông bằng sự tinh tế (hoặc bằng sự dư dả của túi tiền) để luôn khẳng định được đẳng cấp và địa vị xã hội. Và với nhóm nhỏ này, sự đẳng cấp là mức độ quý hiếm khó mua của sản phẩm, chứ không phải bằng sự bành chướng của chiếc logo.

(*): Logomania chỉ việc những logo và họa tiết nổi bật mang dấu ấn thương hiệu trở thành điểm nhấn trong phong cách thiết kế, và là đặc trưng của trào lưu này.

Giải mã sức hút của chiếc túi ACRO không logo của Bottega Veneta Vì sao Hermes Birkin là niềm mơ ước của mọi tín đồ thời trang trên thế giới Hermès nuôi 50.000 con cá sấu để sản xuất thời trang Túi Hermès thêu tay: Chiếc túi đốn tim Kylie Jenner và Cardi B Tú Hảo, Hòa Minzy, Khánh Linh, Amee và dàn sao Việt nô nức check-in “Căn phòng hồng” tại cửa hàng Hermès
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp