Thân thương như cốm hộc, thức quà vừa ngon vừa rẻ của Phan Thiết

Huyền Nguyễn Đăng lúc: Chủ nhật, 20/06/2021 18:44 (GMT +7)
Cốm hộc là thức quà dân dã, vừa ngon vừa rẻ khiến người ta nhớ mãi khi nhắc đến đặc sản Phan Thiết.
Hashtag #Văn hóa ẩm thực #Tinh hoa ẩm thực #Ẩm thực đường phố #Ẩm thực việt nam #Du lịch Phan Thiết #LIFESTYLE #Ăn sung uống sướng

Cốm hộc được làm từ gạo nếp ngon, rang đến khi nở bung cùng với đường sên dứa và gừng. Tuy dân dã nhưng cốm hộc vẫn khiến bao nhiều người đi xa phải nhớ, khiến thực khách ăn một lần sẽ nhớ mãi hương vị mộc mạc ấy.

Từng lát cốm trắng vàng bắt mắt, xen lẫn vài miếng dứa và gừng trông thật hấp dẫn. Trong những ngày mưa, ngồi nhâm nhi từng miếng cốm hộc, cảm nhận vị chua chua cay cay, ngọt bùi của hạt cốm cùng tách trà ấm nóng thì chẳng còn gì tuyệt bằng.

Cốm hộc thích hợp để nhâm nhi cùng trà nóng.
Cốm hộc thích hợp để nhâm nhi cùng trà nóng.

Nguyên liệu làm cốm hộc không quá cầu kỳ, chỉ bao gồm: gạo nếp, đường, gừng và dứa. Hiện nay, người ta thường mua nổ (gạo nếp được rang nở bung) sẵn ở ngoài hàng để tiết kiệm thời gian. Giá chỉ từ 7.000 đồng - 10.000 đồng/ kg. Sau khi mua nổ về, chỉ việc sên với nước đường rồi đóng gói ăn dần, rất tiện lợi. 

Người ta có thể mua sẵn nổ về làm cốm hộc để tiết kiệm thời gian.
Người ta có thể mua sẵn nổ về làm cốm hộc để tiết kiệm thời gian.

Để làm cốm hộc ngon, người ta thường trộn theo tỷ lệ 10kg đường, 8kg nổ cùng 2 chén nước. Lúc thắng đường thì thêm một chút nước cốt chanh vào và khuấy đều, vừa giúp nước đường thơm hơn vừa không bị lại đường. Cuối cùng, gừng thái sợi và dứa cắt hạt lựu sẽ được thêm vào nồi nước đường, đợi nguội hẳn rồi đổ vào thau đựng sẵn nổ. Trộn đều tay khoảng 20-30 phút để các thành phần quyện đều vào nhau thì ăn sẽ càng ngon. 

Công đoạn trộn cốm cùng gừng và dứa.
Công đoạn trộn cốm cùng gừng và dứa.

Sau khi trộn cốm xong là đến công đoạn đóng cốm. Cốm được đóng bằng khung gỗ vuông 3 mặt, một nắp đậy rời. Người ta sẽ cho cốm đầy hộc, dùng nắp đè chặt để cốm thành khuôn rồi cắt thành từng miếng vuông vức vừa ăn. Lúc này, cốm trông như các hộc nên những người dân địa phương thường gọi món ăn này là cốm hộc. 

Cốm hộc được phơi nắng để có thể bảo quản lâu hơn.
Cốm hộc được phơi nắng để có thể bảo quản lâu hơn.
Khi ăn, người ta sẽ cắt cốm hộc thành từng miếng nhỏ.
Khi ăn, người ta sẽ cắt cốm hộc thành từng miếng nhỏ.

Để bảo quản cốm lâu hơn, người ta sẽ đem cốm đi phơi từ 1-2 nắng rồi đóng vào trong từng túi nhỏ sắc sỡ. Phía ngoài giấy gói được được thắt nơ hệt như một món quà đẹp mắt, rất thích hợp để làm quà biếu hay bày lên bàn thờ. Cốm hộc có thể bảo quản từ 1-3 tháng. Khi ăn chỉ cần dùng dao cắt thành từng miếng nhỏ, hương vị vẫn thơm ngon như mới ra lò và thích hợp nhất là nhâm nhi cùng trà nóng. 

Cốm hộc được đóng gói hệt như những món quà.
Cốm hộc được đóng gói hệt như những món quà.

Một hộc cốm được bán với mức giá khá rẻ, chỉ khoảng 4.000 đồng/ hộc lớn và 3.000 đồng/ hộc nhỏ. Khi đến Phan Thiết, du khách có thể tìm mua cốm hộc tại các gian hàng của chợ Phan Thiết, vừa có thể nhâm nhi dọc đường đi vừa mua về làm quà cho gia đình và bạn bè. 

Cốm hộc được bán với mức giá khá rẻ.
Cốm hộc được bán với mức giá khá rẻ.
7 món ngon ở Phan Thiết khiến du khách không khỏi nhớ nhung 5 món ngon khó cưỡng, giải đáp cho câu hỏi "Ăn gì ở Phan Thiết" Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Phan Thiết tất tần tật từ A đến Z
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp