Trước sự xuất hiện của dòng thời trang may sẵn, để sở hữu một bộ quần áo, người ta phải đến các tiệm may để đặt may theo đúng số đo cơ thể. Vì vậy, thời trang Ready-to-wear ra đời đã giúp quần áo được bình thường hoá và dễ dàng tiếp cận đến mọi người. Các nhà thiết kế sử dụng các thông số chuẩn, trang thiết bị nhà máy với kỹ thuật hoàn thiện nhanh, cốt lõi là để giảm chi phí gia công. Từ đó, dòng thời trang Ready-to-wear được mọi người ưa chuộng khi có nhiều sự lựa chọn về kích cỡ, kiểu dáng và giá thành cũng rẻ hơn so với trang phục đặt may.
Thuật ngữ Ready-to-wear (RTW) được phiên dịch từ cụm từ gốc trong tiếng Pháp là Pre-a-Porter. Cùng với những phát minh sáng giá phục vụ cho ngành may mặc những năm 80, thước đo và máy may ra đời để phục vụ cho sản xuất quần áo hàng loạt theo kiểu công nghiệp. Năm 1861, đồng phục quân đội phục vụ cho cuộc nội chiến Hoa Kỳ không thể may hết bằng kĩ thuật thủ công truyền thống. Hàng may đo không còn đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu quần áo ngày càng tăng của con người. Từ đó quần áo may sẵn bắt đầu phát triển.
Đầu thế kỉ XIX, sự xuất hiện của hàng loạt các trung tâm thương mại ở nhiều địa điểm đã góp phần thoả mãn nhu cầu mua sắm ngày càng tăng của con người. Nhận thấy được tiềm năng của việc đưa quần áo may sẵn bày bán trong các trung tâm thương mại, nhiều thương hiệu đã bắt đầu cho sản xuất quần áo với số lượng lớn theo kiểu công nghiệp.
Chiếc máy may điện Isaac Singer ra đời vào năm 1989 cho năng suất cao hơn, là nhân tố thúc đẩy ngành công nghiệp may mặc ngày càng phát triển. Có thể nói công nghệ đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của dòng thời trang may sẵn (Ready-to-wear).
Nếu bạn hỏi điều gì khiến cho ngành thời trang trở nên hấp dẫn? Thì đó chính là tính đa dạng và không ngừng thay đổi. Để duy trì được sự đa dạng, linh hoạt trong thời trang thì không có gì tốt hơn đầu tư vào mảng Ready-to-wear.
Đối với Ready-to-wear, quần áo trở nên đa dạng chủng loại và phục vụ nhiều lứa tuổi khác nhau từ trẻ em, thanh thiếu niên đến trung niên, người già; từ trang phục nam đến nữ; từ đi làm, đi chơi, dạo phố, đi biển đến trang phục thể thao. Quan trọng là tính đa dạng này còn cho bạn nhiều sự lựa chọn đến từ định hướng của các thương hiệu khác nhau.
Dior, Chanel, Gucci, Fendi,... dù là những thương hiệu cao cấp nhưng đối với họ, Ready-to-wear mới chính là nguồn lợi nhuận chính giúp thương hiệu duy trì tên tuổi và tiếp tục phát triển. Trong một năm, các bộ sưu tập Ready-to-wear cũng được trình làng nhiều hơn so với những dòng trang phục cao cấp hơn.
Bạn có thể thấy so với dòng thời trang Haute Couture được may đo kì công, lộng lẫy và ấn tượng thì Ready-to-wear không được đầu tư nhiều về chất liệu, kỹ thuật gia công và thời gian. Nhưng chúng lại hấp dẫn bởi tính ứng dụng cao, có thể mặc đi mặc lại nhiều lần cũng như vô cùng dễ kết hợp. Chính giá trị sử dụng dài lâu mà những items thời trang này mang lại đã khiến chúng trở nên hấp dẫn và được nhiều người ưa chuộng.
Bình luận