Mới đây, một nghiên cứu đã phát hiện ra Trái Đất hoàn toàn có đủ tài nguyên cho số dân số đông gấp ba lần hiện nay mà vẫn cung cấp mức sống tốt cho mọi người. Các nghiên cứu trước đây thường lập luận Trái Đất không đủ chỗ cho 7 tỷ người.
Nghiên cứu chỉ ra nếu thực hiện tốt những cải cách về kinh tế và môi trường, chúng ta có thể đưa mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu trở lại những năm 1960, khi thế giới chỉ có 3 tỷ người.
Tập trung vào nhà ở năng lượng thấp, phương tiện giao thông công cộng và giảm thực phẩm từ động vật sẽ giúp mỗi người chúng ta có nơi ở và thực phẩm tốt hơn, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, giáo dục, công nghệ hiện đại và đi lại bằng máy bay vào năm 2050. Đồng thời cũng có thể cắt giảm đến 60% mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu.
Hướng đi là tạo ra những “hang động” tiện nghi trong tương lai. Những hang động này có thiết bị nấu ăn, lưu trữ thực phẩm, giặt quần áo, chiếu sáng năng lượng thấp xuyên suốt, 50 lít nước sạch được cung cấp mỗi ngày cho mỗi người với 15 lít được làm nóng đến nhiệt độ tắm, nhiệt độ không khí được duy trì ở mức 20°C quanh năm, có máy tính truy cập vào mạng ICT toàn cầu và liên kết với mạng lưới giao thông rộng khắp cung cấp từ 5000-15.000 km di chuyển/người/năm thông qua các phương thức khác nhau.
Ngoài ra, còn có hang động dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dạy học cho mọi người từ 5 đến 19 tuổi.
Nhà kinh tế sinh thái Julia Steinberger từ Đại học Lausanne ở Thụy Sĩ cho rằng: "Chúng ta rõ ràng có khả năng đạt được cuộc sống tốt đẹp trong khi vẫn bảo vệ khí hậu và hệ sinh thái".
Các nhà nghiên cứu đã xây dựng một mô hình năng lượng dựa trên bốn nhu cầu cơ bản của con người: thực phẩm, nước, nhiệt độ và di chuyển. Tác động của biến đổi khí hậu cũng đã được cân nhắc. Mô hình cho thấy cách mà chúng ta có thể sắp xếp lại hành tinh của mình để đáp ứng nhu cầu của dân số đang phát triển.
Công nghệ này sẽ được dùng để thay toàn bộ nhà ở trên thế giới bằng các tòa nhà mới tiên tiến, sử dụng tối thiểu hệ thống sưởi hoặc làm mát, áp dụng tương tự với các trụ sở y tế, giáo dục và cơ quan nhà nước.
Sẽ chỉ cần khoảng 35% mức năng lượng tiêu thụ toàn cầu so với hiện nay để tạo ra viễn cảnh “cuộc sống tốt đẹp” vào năm 2050. Hạn chế của nghiên cứu là chỉ tập trung vào kết quả tiêu thụ năng lượng cuối cùng vào năm 2050 mà không đưa ra lời khuyên cụ thể về cách để đạt được điều đó.
Hiện tại thế giới đang đốt cháy nhiều năng lượng hơn so với mức cần thiết và đa phần đều do những người giàu có. Narasimha Rao từ Đại học Yale kết luận rằng: “Thách thức không phải là việc xóa đói giảm nghèo mà là việc theo đuổi sự sung túc không thể lay chuyển trên khắp thế giới”.
Bình luận