Mấy ai nghĩ rằng, năm đầu tiên khởi đầu cho một thập kỷ mới lại kinh khủng như 2020. Covid-19 là một đòn trí mạng giáng thẳng vào nền kinh thế giới nói chung ngành thời trang nói riêng rơi, đưa ngành công nghiệp tỉ đô này vào sự khủng hoảng. Những điều tưởng như sẽ bất tử nay chỉ còn là huyền thoại, hoặc chỉ còn là những câu chuyện truyền miệng.
Ai tin rằng sẽ có một ngày tuần lễ thời trang sẽ phải diễn ra trực tuyến với 1 hoặc thậm chí không có khán giả.
Trung Quốc, thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ lớn nhất thế giới không còn tiêu thụ hàng cao cấp. Theo nghiên cứu của Bain & Company, 35% các giao dịch mua hàng xa xỉ trên toàn thế giới trong năm 2019 đến từ đất nước tỷ dân.
Bên cạnh thiệt hại doanh thu, ở khâu đầu vào các thương hiệu cũng gặp nhiều khó khăn vì những thương hiệu thời trang mì ăn liền có xu hướng đặt nhà máy tại Trung Quốc và những nước Tây Á, do dịch bệnh, nhiều nhà máy phải đóng cửa, các nhân sự phải trở về quê hương và không biết bao giờ mới quay lại làm việc.
Kenzo Takada là huyền thoại của thời trang Nhật. Ông qua đời ngày 4/10 tại Paris sau một thời gian đấu tranh với Covid-19.
Kenzo sinh năm 1939 tại Nhật Bản, ông chuyển đến Paris vào năm 1965 để theo đuổi thời trang. Ông từng nói rằng: "Tôi không tin một chàng trai bắt đầu một cửa hàng thời trang nhỏ tại Tokyo có thể làm điều gì đó."
Vào năm 1971, ông trình làng BST đầu tiên của thương hiệu Kenzo. Năm 1993, Kenzo được bán lại cho tập đoàn LVMH. Tới năm 1999, ông từ giã sự nghiệp thời trang để tập trung sáng tạo nghệ thuật.
Ngày 20/11, toàn thể những người yêu thời trang tại Trung Quốc đều vô cùng bất ngờ khi "bà đầm thép" Angelica - tổng biên tập Vogue Đại Lục từ nhiệm.
Trong buổi nhậm chức 16 năm trước, Angelica đã nói :"Vogue sẽ nhanh chóng bước lên vị trí danh giá, không thua kém bất kỳ tạp chí lớn nào."
Hiện tại Condé Nast, công ty chủ quản của Vogue, chưa có bất kỳ thông báo nào về người kết nhiệm Angelica.
Show diễn Victoria's Secret cuối cùng được tổ chức cách đây đã 3 năm. Sau đó, người ta biết rằng, hãng nội y này đang thoi thóp
Giữa thời kỳ dịch bệnh, hãng nội y thông báo sẽ đóng cửa 250 cửa hàng tại Mỹ và Canada. 849 cửa hàng tại Bắc Mỹ tạm dừng hoạt động.
Cú trượt dài của Victoria còn thảm hại hơn khi vào ngày 15/9, hãng đã bán lại 51% cổ phần cho Next PLC. Một sự chuyển đổi kinh doanh đầy đau buồn của thương hiệu nội y từng là giấc mơ của mọi cô gái.
Arcadia, công ty mẹ của Topshop đã trình hồ sơ xin phá sản vào đầu tháng 12 sau một thời gian dài nỗ lực duy trì 13.000 việc làm và những thương hiệu thời trang như Topshop.
Vào tháng 6/2019, Arcadia một lần tránh phá sản sau khi đạt được những thỏa thuận về nợ ngân hàng. Tuy nhiên, Covid-19 đã trở thành một đòn chí mạng đến những gắng gượng của Arcadia rơi vào bế tắc và buộc phải chấm dứt hoạt động sau 18 năm hoạt động.
Covid-19 là chiếc đinh cuối cùng đóng vào cỗ quan tài chấm dứt 200 năm hoạt động của biểu tượng thời trang Mỹ Brook's Brother. Nói về những thương hiệu thời trang cao cấp nhất nước Mỹ, không thể bỏ qua Brook’s Brother. Thương hiệu đã tồn tại 200 năm và chịu trách nhiệm cung cấp trang phục cho 40/46 đời Tổng thống Mỹ và đây cũng là hãng may mặc yêu thích của rất nhiều người quyền lực trong chính trường đất nước cờ hoa.
Theo báo cáo của Global Data Retail, trước khi tuyên bố phá sản vào giữa năm, Brooks Brother đã đóng cửa 20% cửa hàng tại nước Mỹ do nhu cầu về đồ công sở giảm rõ rệt vì lệch giãn cách xã hội. Cũng trong báo cáo của mình GlobalData Retail chỉ ra rằng nhu cầu quần áo lịch sử giảm 74% chỉ trong vòng tháng 4-6. Xu hướng này sẽ còn kéo dài đến năm 2021 chừng nào vaccine được phổ biến và tiêm chủng đại trà.
Bình luận