100+ trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến hay nhất

Lê Lê Đăng lúc: Thứ ba, 14/03/2023 16:04 (GMT +7)
Với sự đa dạng và phong phú cũng như lợi ích mang lại, trò chơi dân gian là một hoạt động không thể thiếu dành cho trẻ em và mỗi gia đình Việt.
Hashtag #Kiến thức cần biết #NEWS

1. Trò chơi dân gian là gì?

Trò chơi dân gian là những trò chơi từ thời xa xưa được truyền qua nhiều thế hệ nhằm giúp cho trẻ nhỏ và cả người lớn có những giây phút giải trí thư giãn và gắn kết bạn bè, hội nhóm, làng xã. 

Theo định nghĩa trong từ điển tiếng Việt, xuất bản năm 1992 viết: "Trò có nghĩa là một hình thức mua vui, bày ra trước mắt chúng ta, chơi có nghĩa là các hoạt động của lúc con người chúng ta nhàn rỗi. Trò chơi nghĩa là những hoạt động của con người mang tính chất giải trí mua vui làm quên đi những mệt mỏi, những lo toan của cuộc sống".

Trò chơi dân gian có sự thay đổi, biến tấu theo thời gian, phù hợp với từng hoàn cảnh lịch sử và có cả những biến thể phù hợp với các không gian văn hóa khác nhau. 

2. Nguồn gốc của trò chơi dân gian

Trò chơi dân gian là nét đẹp văn hóa được lưu truyền qua hàng ngàn năm lịch sử. Từ hoạt động văn hóa, tinh thần của cha ông, hoạt động ngày được truyền tay, truyền miệng... qua từng thế hệ và được hoàn thiện phù hợp với từng giai đoạn cụ thể. 

Hiện chưa có một nghiên cứu chính xác nào về thời điểm ra đời các trò chơi dân gian.

100+ trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến hay nhất - Ảnh 1

3. Đặc điểm của trò chơi dân gian

Trò chơi dân gian phù hợp với đa dạng lứa tuổi trẻ con, người lớn, phụ nữ, đàn ông, chơi nhóm hay chơi cá nhân...

Các hoạt động của trò chơi dân gian không cầu kì tốn kém, chỉ với những chất liệu dễ kiếm như (hòn đá, hòn bi, đoạn dây...) mọi người có thể lập được trò chơi. Dù mỗi trò chơi đều mang màu sắc nhưng đâu đó chúng đề cao sự phán đoán suy luận, khéo léo, rèn luyện thể lực... quan trọng hơn cả là gắn kết các thành viên với nhau.

Trò chơi dân gian chia làm nhiều thể loại. Có trò chơi chuyên về thể lực, sức mạnh cơ bắp. Có trò chơi chuyên về sự khéo léo, dẻo dai. Có trò chơi chỉ rèn trí tuệ. Có trò chơi kết hợp giữa vận động và trí tuệ, óc phán đoán, sự thông minh nhanh nhạy. Có trò chơi lại thuần túy là vui vẻ, đề cao sự gắn kết tập thể, tinh thần tương hỗ lẫn nhau.

Nhiều trò chơi dân gian Việt Nam còn kết hợp cả phần lời. Người chơi vừa vận động, vừa đọc đồng dao, hò vè khiến trò chơi trở nên ồn ã, sôi động, vui vẻ.

4. 100 trò chơi dân gian Việt Nam

4.1 Trò chơi "Rồng rắn lên mây"

4.1.1 Người chơi

"Rồng rắn lên mây" là trò chơi tập thể không giới hạn số người tham gia. Tuy nhiên để hiệu quả và để quản trò thuận tiện theo dõi, số người tham gia vào trò này trong một lần chơi thông thường khoảng 6 - 12 người.

4.1.2 Dụng cụ, địa điểm

"Rồng rắn lên mây" không yêu cầu bất cứ dụng cụ gì. Tuy nhiên người chơi cần phải thuộc bài đồng dao để có thể tham gia cùng mọi người.

Địa điểm diễn ra trò chơi nên rộng rãi, bằng phẳng phù hợp với việc vận động. Tránh những nơi có vật cản sắc nhọn, gây nguy hiểm.

Rồng rắn lên mây.
Rồng rắn lên mây.

4.1.3 Cách chơi "Rồng rắn lên mây"

Tham gia vào trò chơi này, mọi người phải phân vai theo quy định có sẵn gồm một người đứng ra riêng làm thầy thuốc, những người còn lại xếp thành một hàng dọc người sau nắm vào vạt áo hoặc vào vai người đứng trước.

Cả đoàn rồng rắn sẽ đi qua đi lại trước mặt thầy thuốc và đọc bài đồng dao: "Rồng rắn lên mây/ Có cây núc nác/ Có nhà điểm binh/ Hỏi thăm thầy thuốc/ Có nhà hay không?".

Khi nghe được câu hỏi, người đóng vai thầy thuốc sẽ trả lời: "Thầy thuốc đi vắng (đang ngủ, đi thăm gia đình…)". Cả đoàn rồng rắn lại tiếp tục vừa đi vừa đọc bài đồng dao cho đến khi thầy thuốc trả lời "Có" thì cuộc đối thoại tiếp theo được bắt đầu.

Thầy thuốc: Mẹ con rồng rắn đi đâu?

Người đứng làm đầu của đoàn rồng rắn: Đi lấy thuốc chữa bệnh cho con

Thầy thuốc: Con lên mấy?

Người đứng đầu đoàn rồng rắn:Con lên một,...

Thầy thuốc hỏi: Cho tôi xin khúc đầu

Người đứng đầu đoàn rồng rắn: Đầy xương cùng xẩu

Thầy thuốc: Cho tôi xin khúc giữa

Người đứng đầu đoàn rồng rắn: Đầy máu cùng me

Thầy thuốc: Cho tôi xin khúc đuôi

Người đứng đầu đoàn rồng rắn: Tha hồ thầy đuổi

Đến đây, nhiệm vụ của đoàn rồng rắn là phối hợp nhịp nhàng cùng nhau không để cho thầy thuốc tiếp cận được người cuối cùng. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng trong hàng thì người đó phải đứng ra làm thầy thuốc. Trong quá trình luồn lách, uốn éo người nào bị tách ra khỏi hàng cũng coi như bị loại.

100+ trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến hay nhất - Ảnh 3

4.2. Trò chơi "Bịt mắt bắt dê"

4.2.1 Người chơi

"Bịt mắt bắt dê" là hoạt động tập thể. Trò chơi dân gian này không giới hạn số người chơi. Tuy nhiên để đảm bảo chật tự và thời gian diễn ra, số người tham gia lý tưởng là 3 - 15 người.

4.2.2 Dụng cụ, địa điểm

Để có thể tham gia "bịt mắt bắt dê" mọi người cần chuẩn bị cho mình một vật có thể che mắt (ví dụ: mảnh vải tối màu...)

Địa điểm diễn ra trò chơi nên là không gian rộng vừa đủ, không có vách ngăn để đảm bảo an toàn cho người chơi.

100+ trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến hay nhất - Ảnh 4

4.2.3 Cách chơi "Bịt mắt bắt dê"

Trước khi bắt đầu trò chơi, mọi người oẳn tù tì hoặc bằng cách nào đó để chọn ra người bị bịt mắt. Những người còn lại mặc định là dê sẽ làm vòng tròn đi xung quanh, liên tục kêu "be be" đánh lạc hướng và không để cho người bịt mắt bắt được mình.

Khi người bị mắt bắt được ai đó, họ sẽ dựa vào phán đoán (chiều cao, cân nặng, đặc điểm đặc biệt...) để gọi tên người đang làm dê. Nếu gọi tên đúng thì người đó sẽ vào thế vị trí người đang bị bịt mắt.

Bịt mắt bắt dê.
Bịt mắt bắt dê.

4.3. Trò chơi "Nhảy dây"

4.3.1 Người chơi

"Nhảy dây" là trò chơi phù hợp theo cá nhân hoặc theo nhóm. 

4.3.2 Dụng cụ, địa điểm

Để tham gia trò chơi nhảy dây, người chơi cần chuẩn bị một đoạn dây với độ dài vừa đủ, phù hợp với mục đích nhảy đơn hay nhảy dây nhiều người.

Địa điểm diễn ra trò chơi cần rộng rãi, không vướng vật cản.

4.3.3 Cách chơi "Nhảy dây"

Nhảy dây đơn

Người chơi cầm trước hai đầu dây sau đó quất dây nhịp nhàng sao cho đoạn dây không vướng vào chân. Người chơi hoặc người đứng ngoài sẽ là người đếm, lần lượt thi đấu qua lại nếu người nào được số lượt nhảy cao hơn là người đó thắng.

100+ trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến hay nhất - Ảnh 6

Nhảy dây nhóm (nhảy nhiều người)

Đối với nhảy dây nhóm, hai người theo phân công sẽ đứng cầm hai đầu sợi dây và quất nhịp nhàng từ dưới lên trên. Những người còn lại nhảy trong vòng quay sao cho chân không vấp vào sợi dây.

Nếu người chơi vấp vào sợi dây sẽ phải thế chỗ cho người quất dây.

4.4. Trò chơi "Ô ăn quan"

4.4.1 Người chơi

Ô ăn quan là trò chơi dành cho 2 người chơi hoặc 3 - 4 người chơi.

4.4.2 Dụng cụ, địa điểm

Ô ăn quan là trò chơi rèn luyện tính kiên trì, khả năng ghi nhớ... cho người chơi. Để tham gia trò chơi, người chơi cần chuẩn bị một viên phấn màu có thể vẽ ra mặt phẳng bên cạnh đó là cơ số sỏi (gạch, đá...) để làm quân chơi (phổ biến nhất là 50 quân).

Ngày nay, việc chuẩn bị chơi ô ăn quan đã dễ dàng và thuận tiện hơn nhiều khi các nhà sản xuất bắt tay sản xuất công nghiệp.

Không gian chơi ô ăn quan không cần quá rộng, chỉ cần mặt phẳng không quá dốc.

100+ trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến hay nhất - Ảnh 7

4.4.3 Cách chơi "Ô ăn quan"

Những người chơi Ô ăn quan sẽ ngồi phía ngoài (cạnh dài hơn của hình chữ nhật). Người chơi lần lượt di chuyển số sỏi có trong ô. Bắt đầu một lần rải quân, khi đến quân cuối cùng, nếu ô kế tiếp ô đó còn sỏi thì lấy số sỏi đó lên và rải tiếp. Nếu ô kế tiếp là ô trống thì được ăn số sỏi của ô tiếp theo.

Lượt chơi tiếp tục cho đến khi nào nhặt được phần ô quan lớn và lấy được hết phần của đối phương. Phân thắng thua theo số lượng của các viên sỏi có được.

100+ trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến hay nhất - Ảnh 8

4.5. Trò chơi "Kéo co"

4.5.1 Người chơi

Kéo co là trò chơi mang tính tập thể không giới hạn số người tham gia.

4.5.2 Dụng cụ, địa điểm

Dây thừng: 7 - 15m tùy số lượng người tham gia.

Không gian tổ chức kéo co cần rộng rãi

Lưu ý: dây thừng sử dụng trong kéo co cần được đánh dấu vạch ở giữa

4.5.3 Cách chơi "Kéo co"

Hai đội với số người chơi quy định đứng xen kẽ, theo chiến thuật riêng của đội mình. Khi trọng tài hô bắt đầu, các đội dùng hết sức kéo dây thừng về phía mình. Đội nào kéo được vần vạch trên dây thừng về phía đội mình là dành chiến thắng.

Kéo co.
Kéo co.

4.6. Trò chơi "Mèo đuổi chuột"

4.6.1 Người chơi

Mèo đuổi chuột là trò chơi tập thể, không giới hạn số người tham gia. Tuy nhiên để thuận tiện cho công tác tổ chức, mỗi lượt chơi nên giới hạn từ 7 - 20 người.

4.6.2 Dụng cụ, địa điểm

Trò chơi dân gian này không yêu cầu đặc biệt về dụng cụ tham gia. Điều bạn cần duy nhất là một khoảng không rộng, không vướng các vật cản, vật nguy hiểm.

100+ trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến hay nhất - Ảnh 10

4.6.3 Cách chơi "Mèo đuổi chuột"

Những người tham gia trò chơi được phân ra người đóng vai mèo và người đóng vai chuột, những người còn lại đóng vai trò làm hang.

Khi quản trò hô bắt đầu, những người làm hang sẽ đứng thành vòng tròn nắm tay cùng hô vang bài đồng dao:

“Mèo đuổi chuột

Mời bạn ra đây

Tay nắm chặt tay

Đứng thành vòng rộng

Chuột luồn lỗ hổng

Mèo chạy đằng sau

Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo

Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột”.

Khi này người đóng vai mèo sẽ đuổi theo người đóng vai chuột. Kết thúc bài hát người đóng vai mèo không bắt được chuột là người thua cuộc.

4.7. Trò chơi "Cá sấu lên bờ"

4.7.1 Người chơi

Cá sấu lên bờ là trò chơi tập thể, không giới hạn số lượng người tham gia. Tuy nhiên, để thuận tiện số lượng người chơi nên giới hạn từ 8 - 10 người. Nếu đông hơn có thể chia ra thành nhiều nhóm chơi

4.7.2 Dụng cụ, địa điểm

Cá sấu lên bờ không yêu cầu cụ thể gì về dụng cụ cần thiết. Địa điểm chơi rộng rãi, sạch sẽ, bằng phẳng làm song, có kẻ vạch làm hai bờ (cách nhau khoảng 3m).

100+ trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến hay nhất - Ảnh 11

4.7.3 Cách chơi "Cá sấu lên bờ"

Nhóm chơi thống nhất chọn ra người làm cá sấu. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, người này sẽ đi lại ở giữa hai vạch quy định. Những người đứng trên bờ sẽ nhảy ra khỏi vạch đi lại giữa hai bên bờ để trọc tức cá sấu. Nếu để người làm cá sấu bắt được thì bạn là người thua cuộc.

Lưu ý:

- Người chơi qua sông thì không được đi nửa chừng rồi quay lại

- Người đóng vai cá sấu không được dùng tay kéo người chơi trên bờ xuống sông nếu như họ không thò chân xuống sông hoặc di chuyển dưới sông.

4.8. Trò chơi "Nu na nu nống"

4.8.1 Người chơi

"Nu na nu nống" là trò chơi tập thể không giới hạn số lượng người chơi.

4.8.2 Dụng cụ, địa điểm

Trò chơi "Nu na nu nống" không có yêu cầu đặc biệt về dụng cụ. Địa điểm chơi cũng không cần quá rộng rãi.

100+ trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến hay nhất - Ảnh 12

4.8.3 Cách chơi "Nu na nu nống"

Những người tham gia trò chơi lần lượt ngồi xuống thành một hàng, duỗi thẳng hai chân. Vừa dùng nhịp tay vừa đồng thanh bài đồng dao:

“Nu na nu nống

Cái cống nằm trong

Cái ong nằm ngoài

Củ khoai chấm mật

Bụt ngồi bụt khóc

Con cóc nhảy ra

Con gà ú ụ

Bà mụ thổi xôi

Nhà tôi nấu chè

Tè he chân rút.”Hoặc:

“Nu na nu nống

Cái cống nằm trong

Đá rạng đôi bên

Đá lên đá xuống

Đá ruộng bồ câu

Đá đầu con voi

Đá xoi đá xỉa

Đá nửa cành sung

Đá ung trứng gà

Đá ra đường cái

Gặp gái giữa đường

Gặp phường trống quân

Có chân thì rụt"

Đến từ cuối cùng chỉ đến chân của ai thì người đó co chân lên. Cứ thế lần lượt người nào co hết chân lên trước là người thắng cuộc.

4.9. Trốn tìm

4.9.1 Người chơi

Trốn tìm là trò chơi tập thể, không giới hạn về số lượng người chơi. Tuy nhiên để đảm bảo thuận tiện về thời gian số lượng người chơi lý tưởng từ 8 - 10 người.

100+ trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến hay nhất - Ảnh 13

4.9.2 Dụng cụ, địa điểm

Trò chơi trốn tìm không có yêu cầu đặc biệt về dụng cụ để tổ chức trò chơi.

Về địa điểm, cần chọn những nơi có vật che khuất tạo điều kiện thuận lợi cho việc trốn.

4.9.3 Cách chơi

Những người tham gia trò chơi sẽ thống nhất một người đóng vai người tìm, những người còn lại sẽ đi trốn. Khi trò chơi bắt đầu, người đi tìm sẽ hô "5, 10, 15... 100" sau đó bắt đầu đi tìm. Nhiệm vụ của người đi trốn là không được để người khác tìm thấy mình. Nếu như bị phát hiện bạn sẽ là người thua cuộc.

4.10. Trò chơi "Một hai ba"

4.10.1. Người chơi

Trò chơi Một hai ba là trò chơi tập thể, không giới hạn số lượng người tham gia.

4.10.2 Dụng cụ, địa điểm

Người chơi cần di chuyển tới địa điểm rộng rãi, không vướng vật cản.

100+ trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến hay nhất - Ảnh 14

4.10.3 Cách chơi "Một hai ba"

Những người chơi sẽ thống nhất chọn một người đứng ra là quản trò. Khi bắt đầu trò chơi, người này sẽ đứng quay lưng lại với những người còn lại và hô "Một, hai, ba". Trong lúc này những người còn lại được di chuyển, khi quản trò hô hết câu và quay lại thì người chơi phải đứng yên tại chỗ. Nếu di chuyển bị quản trò nhìn thấy là người thua cuộc.

Lần lượt như thế, nếu người chơi chạm được vào quản trò và không bị phát hiện là người dành chiến thắng.

4.11. Trò chơi "Tập tầm vông"

4.11.1 Người chơi

"Tập tầm vông" là trò chơi mang thiên hướng cá nhân. Thông thường sẽ có hai người chơi.

4.11.2 Dụng cụ, địa điểm

Trò chơi "Tập tầm vông" không có yêu cầu đặc biệt về dụng cụ và địa điểm diễn ra.

100+ trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến hay nhất - Ảnh 15

4.11.3 Cách chơi "Tập tầm vông"

Khi tham gia trò chơi, một người sẽ dùng viên sỏi, hạt đậu... bất cứ thứ gì có thể giấu trong tay mình. Sau đó đố người chơi:

"Tập tầm vông

Tay không tay có

Tập tầm vó 

Tay có tay không

Mời các bạn đoán sao cho trúng

Tay nào có tay nào không?"

Nhiệm vụ của người chơi là tìm ra được tay nào đang dấu món đồ bí ẩn. Nếu đoán đúng bạn là người thắng cuộc.

4.12. Trò chơi "Khiêng kiệu"

4.12.1 Người chơi

"Khiêng kiệu" là trò chơi tập thể, không giới hạn người chơi. Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc di chuyển, mỗi đội chơi nên có ba người.

4.12.2 Dụng cụ, địa điểm

Chơi khiêng kiệu không có yêu cầu cụ thể về dụng cụ. Địa điểm chơi cần rộng rãi, tránh vật cản.

100+ trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến hay nhất - Ảnh 16

4.12.3 Cách chơi "Khiêng kiệu"

Chia làm 2 đội, mỗi đội có 3 người. Hai người chơi đứng đối mặt nhau: tay phải nắm vào cùi chỏ của tay trái và tay trái nắm vào tay phải của người đối diện sau đó người chơi còn lại sẽ ngồi lên trên kiệu.

Trong quá trình di chuyển người làm kiệu bị tuột hoặc những người chơi ngồi trên kiệu bị rơi xuống bị tính là thua cuộc.

4.13. Trò chơi "Cướp cờ"

4.13.1 Người chơi

Cướp cờ là trò chơi tập thể, không giới hạn số người tham gia.

4.13.2 Dụng cụ, địa điểm

Để tham gia trò chơi, người chơi cần chuẩn bị một không gian đủ rộng, có vạch làm vòng tròn đặt cờ.

100+ trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến hay nhất - Ảnh 17

4.13.3 Cách chơi "Cướp cờ"

Chuẩn bị một vòng tròn trong một khoảnh khắc quy định, trong vòng có một vật được chọn làm cờ theo quy định. Chia mỗi đội chơi với số người bằng nhau, đánh số từ 1, 2, 3... cho đến hết. 

Trọng tài sẽ gọi số nào thì người ở số đó ở các đội sẽ chạy thật nhanh đến vòng tròn và cướp cờ mang về.

Lưu ý:

Nếu trong quá trình chạy về vị trí người chơi bị đội đối thủ chạm vào người thì ngay lập tức bị loại.

4.14. Trò chơi "Nhảy lò cò"

4.14.1 Người chơi

Nhảy lò cò là trò chơi tập thể không giới hạn số người tham gia.

4.14.2 Dụng cụ, địa điểm

Không gian tổ chức trò chơi "Nhảy lò cò" cần rộng rãi, bằng phẳng, dễ dàng vẽ ô để chơi.

100+ trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến hay nhất - Ảnh 18

4.14.3 Cách chơi "Nhảy lò cò"

Để có thể tham gia trò chơi "Nhảy lò cò", người chơi cần chuẩn chuẩn bị ô chơi gồm 10 ô vuông, diện tích mỗi ô vuông đủ rộng rãi để có thể đứng vừa hai chân bên trong.

Người chơi lựa chọn một vật làm chì/chàm (hòn đá, viên sỏi....). Đến lượt chơi, người tham gia sẽ tung chàm vào ô bất kì. Quy tắc là không được tung ra ngoài, không được chạm vào vạch kẻ ô. 

Lưu ý: những ô đơn người chơi phải co một chân, với những ô đôi, người chơi được đặt hai chân trong hai ô đó

4.15. Trò chơi "Nhảy bao bố"

Người chơi chia làm nhiều đội với số lượng người bằng nhau. Khi có hiệu lệnh chuẩn bị của người quản trò, người đầu tiên của mỗi đội sẽ bước vào trong bao bố. Lần lượt thành viên của các đội sẽ nhảy thật nhanh cho đến đích. Đội nào các thành viên về đích trước là đội thắng cuộc.

Lưu ý: trong khi tham gia trò chơi, người nào xuất phát trước khi thành viên khác trên đội chưa đến đích bị tính là phạm luật. Người nào nhảy chưa đến vạch đích đã bước ra khỏi bao bố cũng không được tính điểm.

100+ trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến hay nhất - Ảnh 19

4.16. Trò chơi "Chuyền"

Người chơi chuẩn bị một bộ dụng cụ gồm 10 que nhỏ và một quả tròn nặng (thường là quả bóng nhỏ).

Người chơi dải sẵn que nhỏ trên mặt đất sau đó tung quả nặng lên không trung. Nhiệm vụ của người chơi là bắt được quả nặng và số que nhỏ yêu cầu của mỗi lượt. Bàn 1 (lấy một que một lần tung), bàn 2 (lấy hai que một lần tung)... lần lượt cho đến hết số que nhỏ trên bàn là người thắng cuộc.

Nếu người chơi để bị rơi quả nặng hoặc không lấy được số que nhỏ theo yêu cầu thì bị tính mất lượt.

100+ trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến hay nhất - Ảnh 20

4.17. Trò chơi "Lộn cầu vồng"

Hai người chơi đứng quay lưng lại với nhau. Cả hai nắm tay và đồng thanh bài đồng dao:

“Lộn cầu vồng

Nước trong nước chảy

Có cô mười bảy

Có chị mười ba

Hai chị em ta cùng lộn cầu vồng”

Khi đọc hết bài cả hai cùng nhau xoay lại theo một chiều để lộn cầu vồng. Các bạn chơi tiếp tục hát bài đồng dao để quay lại vị trí cũ.

100+ trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến hay nhất - Ảnh 21

4.18. Trò chơi "U"

Chơi "U" là trò chơi tập thể rèn luyện sự dẻo dai, sức bền của người tham gia. Người chơi được phân chia thành hai đội với số thành viên tương đương. Mỗi đội chọn cho mình không gian tương đương được đánh dấu ngăn cách bằng  các vật dụng theo thỏa thuận.

Khi trò chơi bắt đầu, người chơi của từng đội sẽ lần lượt bước sang đội đối phương và liên tục phát âm chữ "U". Khi chạm vào bất kì thành viên nào đó thành viên đó sẽ trở thành tù binh. Trong khi đó thành viên trong đội sẽ có nhiệm vụ không để người chơi chạm vào mình hoặc không thể trở về đội.

100+ trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến hay nhất - Ảnh 22

4.19.  Trò chơi "Thả diều sáo"

Diều sáo là hình ảnh quen thuộc với nhiều người, nhất là những đứa trẻ trưởng thành ở vùng thôn quê. Thi diều sáo người ta chấm theo nhiều yếu tố: diều có lên bổng, lúc lên dây diều căng hay võng, ở trên không trung có lắc lư chao đảo hay không. Bên cạnh đó, người chấm còn căn cứ vào tiếng sáo trên diều để cho điểm.

4.20. Trò chơi "Ném vòng"

Để chuẩn bị cho trò chơi ném vòng, người chơi còn có một vật thể chắc chắn, độ dài vừa phải phù hợp với chiều cao của người chơi. Bên cạnh đó là vòng nhựa, vòng tre có đường kính phù hợp với vật  chủ đã chuẩn bị.

Chia người chơi thành các đội, lần lượt từng người sẽ đứng ở vị trí quy định ném vòng vào vật chủ có sẵn. Đội nào ném được nhiều vòng vào đích nhất và nhanh nhất là đội thắng cuộc.

100+ trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến hay nhất - Ảnh 23

4.21. Trò chơi "Dung dăng dung dẻ"

Người chơi cần chuẩn bị số lượng vòng tròn nhỏ, số này ít hơn số người chơi. Khi bắt đầu mọi người đi xung quanh số vòng tròn đã xếp sẵn và cùng đọc to bài đồng dao:

“Dung dăng dung dè 

Dắt trẻ đi chơi

Đi đến cổng trời gặp cậu gặp mợ

Cho cháu về quê

Cho dê đi học

Cho cóc ở nhà

Cho gà bới bếp

Ngồi xẹp xuống đây” 

Khi đọc hết bài đồng dao, người chơi nhanh chóng tìm cho mình vòng tròn có sẵn. Người nào không tìm được vòng tròn và ngồi vào là người thua cuộc. Lần lượt cho đến khi còn lại một người.

Lưu ý: mỗi lượt chơi bớt đi một vòng tròn có sẵn.

4.22. Trò chơi "Đua thuyền trên cạn"

Người chơi được chia thành các đội, chân của người đằng sau đặt vào vòng bụng của người đứng trước tạo thành chiếc thuyền. Khi có hiệu lệnh của quản trò, các đội nhanh chóng đưa thuyền của mình về đích. Đội nào về đích nhanh nhất là người chiến thắng.

100+ trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến hay nhất - Ảnh 24

4.23. Trò chơi "Kéo cưa lừa xẻ"

Người chơi ngồi đối diện nhau, cùng đồng thanh:

“Kéo cưa lừa xẻ

Ông thợ nào khỏe

Về ăn cơm vua

Ông thợ nào thua

Về bú tí mẹ”

Mỗi từ trong đoạn đồng dao, người chơi đẩy hoặc kéo lại một lần. Người nào đến từ cuối cùng bị đẩy về phía mình là người thua cuộc.

4.24. Trò chơi "Thảy đá"

Người chơi chuẩn bị số lượng đá tùy vào mức chơi. Khi bắt đầu, người chơi sẽ rải đá ra và nhặt một viên đá bất kì. Sau đó người chơi sẽ thảy đá lên và nhặt lần lượt cho đến hết.

Lưu ý, với mỗi lượt chơi, người chơi không được để đá rớt khỏi tay khi cân đá. Chụp hụt người chơi sẽ không được tính điểm.

100+ trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến hay nhất - Ảnh 25

4.25. Trò chơi "Thả chó"

Để tham gia trò chơi, người chơi cần phân công và tìm ra một người làm ông chủ, một người làm chú chó những người còn lại sẽ đóng vai chú thỏ.

Khi bắt đầu, người đóng vai ông chủ sẽ tả một vật nào đó, nhiệm vụ của những người làm thỏ là nhanh chóng tìm đến vật đó và không để cho người đóng vai chú chó chạm vào mình.

4.26. Trò chơi "Chi chi chành chành"

Người chơi thỏa thuận và chọn ra một người đứng ra trước xòe bàn tay và đọc thật nhanh bài đồng dao:

"Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa chết chương

Ba vương ngũ đế

Chấp chế đi tìm

Ù à ù ập"

Nhiệm vụ của người chơi là khi đọc đến câu cuối cùng phải rụt tay về thật nhanh. Người nào bị bắt được sẽ thay thế vị trí của người đứng xòe bàn tay cho những người khác chơi.

4.27. Trò chơi "Oẳn tù tì"

Trước khi bắt đầu trò chơi, mọi người đưa ra quy định cụ thể về luật chơi cũng như các dấu hiệu kéo, búa, bao...

Khi bắt đầu trò chơi, tất cả mọi người cùng đọc to: "Oẳn tù tì ra cái gì ra cái này". Khi đọc xong người chơi nhanh chóng đưa ra lựa chọn của mình.

4.28. Trò chơi "Úp lá khoai"

Chọn ra một người dẫn dắt, những người còn lại ngồi thành một vòng tròn úp hai tay xuống. Người chơi dẫn dắt, đọc bài đồng dao và lần lượt chỉ đến tay của từng người chơi.

“Mười hai chong chóng

Đứa mặc áo trắng

Đứa mặc áo đen

Đứa xách lồng đèn

Đứa cầm ống thụt

Thụt ra thụt vô

Có thằng té xuống giếng

Có thằng té xuống sình

Úi chà, úi da!”

Khi bài đồng dao dừng lại ở vị trí tay người nào thì người ấy rụt tay lên.

4.29. Trò chơi "Đá gà"

Người chơi co một chân của mình nên, giữ thăng bằng. Khi bắt đầu trò chơi, mọi người dùng một chân đã co đá vào đối thủ, người nào ngã trước là người thua cuộc.

4.30. Trò chơi "Đánh quay"

Người chơi chuẩn bị khối gỗ trụ thon dài. Khi bắt đầu trò chơi, người chơi dùng sợi dây quấn từ dưới lên trên sau đó quăng mạnh xuống đất. Người nào giữ được khối trụ quay lâu nhất là người chiến thắng.

4.31. Trò chơi "Đấu vật"

Đấu vật là trò chơi thường được tổ chức vào những dịp lễ hội. Hai người bước vào sới vật thể hiện kĩ thuật giằng co, tấn công... để làm đối thủ ngã xuống.

4.32. Trò chơi "Đá cầu"

4.32.1 Đá cầu đơn

Người chơi thỏa thuận thứ tự chơi. Khi bắt đầu, người chơi tự tung cầu và đá (lưu ý: không để cầu rơi xuống đất). Người nào đá được số lượng nhiều hơn là người thắng cuộc.

4.32.2 Đá cầu nhóm

Người chơi xếp thành một vòng tròn, truyền cầu qua lại. Nhiệm vụ là không được để cầu rơi xuống đất.

100+ trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến hay nhất - Ảnh 26

4.33. Trò chơi "Chùm nụm"

Tất cả người chơi nắm tay lại lần lượt xếp chồng lên nhau (lưu ý: một người không được để hai tay cạnh nhau). Người để tay đầu tiên cũng là người đọc bài đồng dao.

"Chùm nụm chùm nẹo

Tay tí tay tiên

Đồng tiền chiếc đũa

Hạt lúa ba bông

Ăn trộm ăn cắp

Trứng gà trứng vịt

Con rắn con rít

Nó rít cái này"

Đọc đến câu cuối cùng dừng lại ở tay của ai thì người đó phải rụt tay ra, nhận nhiệm vụ đọc bài đồng dao. Người thắng cuộc là người cuối cùng còn nắm tay trong trò chơi.

4.34. Trò chơi "Tả cáy" (Đánh gà)

Để tham gia trò chơi "Tả cáy" người chơi cần chuẩn bị: quả bóng bàn (có thể chọn vật được làm từ gỗ), một cây gậy dài hơn một mét.

Khi bắt đầu chơi, một người được lựa chọn là người đứng cái, người này có nhiệm vụ không cho những người còn lại đẩy "con gà" vào lỗ. 

4.35. Trò chơi "Nhảy ngựa"

Nhảy ngựa có nhiều cách chơi, vì vậy những người tham gia cần thống nhất về quy định và cách tính điểm trước khi bắt đầu.

Khi bắt đầu chơi, người làm ngựa sẽ đứng quay ngang, cúi lưng và đầu theo tư thế quy định. Những người chơi còn lại lần lượt chạy đến chỗ "ngựa" hai tay đặt lên lưng và nhảy quay.

Lưu ý: phần chân khi nhảy qua không được chạm vào người làm "ngựa". Độ khó có thể tăng dần theo thỏa thuận của người chơi.

4.36. Trò chơi "Đi cà kheo"

Người chơi cần chuẩn bị đôi cà kheo chắc chắn cùng chiều cao phù hợp. Khi có hiệu lệnh của quản trò, người chơi bước lần lượt hai chân lên cà kheo di chuyển về phía trước. Người chơi nào không bị ngã, không bị đổ, đi về đích nhanh nhất là người thắng cuộc

100+ trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến hay nhất - Ảnh 27

4.37. Trò chơi "Đánh trận giả"

Đánh trận giả là trò chơi sáng tạo không có giới hạn, người chơi chuẩn bị vũ khí tự chế từ tre, hạt cây nhỏ, giấy vụn... Người chơi có thể tự thỏa thuận chia đội hoặc không chia. Họ dùng chiến thuật và vũ khí tự chế của mình để hạ gục đối thủ.

4.38. Trò chơi "Kéo mo cau"

Trò chơi dân gian này không thể thiếu những vật dụng quen thuộc như mo cau, bẹ cau... Khi bắt đầu trò chơi, mọi người tụ thỏa thuận ai là người kéo và ai là người ngồi trên mo cau. Những người kéo có nhiệm vụ cầm mo cau kéo di chuyển trong một khoảng quy định.

100+ trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến hay nhất - Ảnh 28

4.39. Trò chơi "Bịt mắt đánh chiêng"

Người chơi chuẩn bị không gian có chiêng và các mốc theo quy định. Sau khi tiến hành chia đội dựa vào số người chơi,  thành viên của các đội lần lượt được bịt mắt và di chuyển đến khu vực có chiêng được chuẩn bị sẵn. Đội nào hoàn thành số lượt đánh chiêng trước là người thắng cuộc.

4.40. Trò chơi "Lùa vịt"

Tập thể chơi cử một người đóng vai lùa vịt (người này đứng ở ngoài vòng tròn), những người chơi còn lại đứng bên trong vòng tròn. Khi có hiệu lệnh bắt đầu người lùa vịt sẽ di chuyển xung quanh vòng tròn, chạm vào ai, người đó đứng ra thay thế vị trí của người đóng vai lùa vịt.

100+ trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến hay nhất - Ảnh 29

4.41. Trò chơi "Thiêng đàng hỏa ngục"

Người chơi thỏa thuận chọn ra hai người đứng để giơ cao tay lên. Những người còn lại sẽ đứng thành hàng dọc di chuyển qua lại và đọc đồng thanh:

“Thiên đàng địa ngục hai bên. 

Ai khôn thì nhờ

Ai dại thì sa”

Khi đọc hết bài, hai người có nhiệm vụ đứng giơ cao tay sẽ nhanh chóng hạ tay xuống. Những người chơi bị chặn lại sẽ lựa chọn thiên đàng hoặc địa ngục, hình thức thưởng phạt do người chơi thống nhất.

4.42. Trò chơi "Đếm sao"

Để thực hiện trò chơi, mọi người chọn ra quản trò đứng ngoài và đọc bài đồng dao:

“Một ông sao sáng

Hai ông sáng sao

Tôi đố anh chị nào

Một hơi đếm hết

Từ một ông sao sáng

Đến 10 ông sáng sao”.

Trong khi đó những người chơi sẽ ngồi thành vòng tròn, khi từ cuối cùng của bài đồng dao dừng lại ở đâu, người đó sẽ phải đếm sao từ 1 đến 10 luân phiên với hai từ sao sáng và sáng sao. Người nào đọc không liền mạch, đọc sai là người thua cuộc.

4.43. Trò chơi "Thỉa thà thỉa thảy"

Người chơi đặt các nắm tay lần lượt theo thứ tự, cùng nhau đọc bài đồng dao

"Thìa là thìa lảy

Con gái bảy nghề

Ngồi lê là một

Dựa cột là hai

Theo trai là ba

An quà là bốn

Trốn việc là năm

Hay nằm là sáu

Láu táu là bảy”.

Đến từ cuối cùng dừng ở nắm tay người nào thì người đó phải rút nắm tay đó ra. Người thắng cuộc là người còn nắm tay đến cuối cùng.

4.44. Trò chơi "Đi tàu hỏa"

Người chơi xếp thành hàng dọc, cùng nhau đọc vang bài đồng dao:

“Đi cầu đi quán

Đi bán lợn con

Đi mua cái xoong

Đem về đun nấu

Mua quả dưa hấu

Về biếu ông bà

Mua một đàn gà

Về cho ăn thóc

Mua lược chải tóc

Mua cặp cài đầu

Đi mau, về mau

Kẻo trời sắp tối”.

Khi người đứng đầu hô hiệu lệnh "tàu lên dốc" tất cả người chơi chạy chậm, nhón bàn chân lên chạy bằng mũi chân. Khi người đứng đầu hô vang "tàu xuống dốc", người chơi chạy chậm chậm bằng gót chân.

4.45. Trò chơi "Búng thun"

Người chơi chuẩn bị số lượng thun nhất định. Nhiệm vụ của người chơi là dùng ngón tay gẩy sao cho hai vòng thun chồng lên bên nhau. Ai lấy được nhiều vòng thun hơn là người thắng cuộc.

4.46. Trò chơi "Ếch dưới ao"

Người chơi sẽ thỏa thuận để chọn ra một người làm người đi săn ếch, những người còn lại sẽ là ếch. Khi có hiệu bắt đầu trò chơi, mọi người cùng đồng thanh:

Ếch ở dưới ao

Vừa ngớt mưa rào

Nhảy ra bì bọp

Ếch kêu ộp ộp

Ếch kêu ặp ặp

Thấy bác đi câu

Rủ nhau trốn mau

Ếch kêu ộp ộp

Ếch kêu ặp ặp

Những người làm ếch được di chuyển qua lại trong ngoài ao, sao cho không được để cho người săn ếch bắt được.

4.47. Trò chơi "Ném non"

Người chơi chuẩn bị không gian đặt số non nhất định. Người chơi được chia thành các đội lần lượt thực hiện mục tiêu ném vào số lon có sẵn. Đội nào ném đổ nhiều non hơn là người thắng cuộc.

4.48. Trò chơi "Bắt chạch trong chum"

Bắt chạch trong chum là trò trơi được các địa phương tổ chức vào các dịp lễ hội mùa xuân. Người chơi phải có một nam một nữ. Trong quá trình chơi, một tay ôm eo đối phương một tay mò chạch trong chum. Đội chơi nào bắt được chạch đầu tiên là người thắng cuộc.

4.49. Trò chơi "Xỉa cá mè"

Người chơi xếp thành hàng, đồng thanh bài đồng dao:

"Xỉa cá mè

Đẻ cá chép

Tay nào đẹp

Đi bẻ ngô

Tay nào to

Đi dỡ củi

Tay nào nhỏ

Hái đậu đen

Tay lọ lem

Ở nhà mà rửa”

Khi đọc hết bài đồng dao dừng lại ở tay người nào người ấy phải rút tay lên. Người thắng cuộc là người còn tay cuối cùng của cuộc chơi

4.50. Trò chơi "Cắp cua bỏ giỏ"

Người chơi chuẩn bị vật dùng để làm giỏ, vật dụng để cắp (hạt, viên...). Khi có hiệu lệnh bắt đầu người chơi dùng hai ngón tay cắp các vật đã được xếp sẵn bỏ vào giỏ của mình. Người nào hoàn thành gắp được số vật nhanh nhất là người thắng cuộc.

100+ trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến hay nhất - Ảnh 30

4.51. Trò chơi "Vuốt ve"

Vuốt ve ve vuốt/ Em yêu ai?/ Em yêu Bà/ Bà gì?/ Bà ngoại/ Ngoại gì?/ Ngoại xâm/ Xâm gì?/ Xâm lăng/ Lăng gì?/ Lăng Bác/ Bác gì?/ Bác Hồ/ Hồ gì?/ Hồ nước...

Người chơi lần lượt ứng đối nối từ, tới khi nào không tìm ra từ tiếp theo là người thua cuộc

4.52. Trò chơi "Thả đỉa ba ba"

Người chơi phân chia khoảng không giữa hai bên nhất định, thỏa thuận và chọn ra một người đứng ở giữa. Người này có nhiệm vụ rượt những người qua lại. Người nào bị bắt là người thua cuộc.

Người trên bờ có nhiệm vụ trêu ghẹo, đi lại giữa hai bên bờ quy định.

4.53. Trò chơi "Chim bay cò bay"

Người chơi đứng xung quanh tạo thành một vòng tròn, chọn ra một người quản trò. Khi người quản trò hô chim bay, cò bay... người chơi nhảy bật lên giơ hai tay và hô theo. Khi người quản trò hô những vật không bay được như nhà bay, cây bay... nếu như người chơi làm theo bị tính là thua cuộc và bị phạt lò cò bên ngoài một vòng.

Trong khi người chơi bị phạt, những người còn lại có thể đọc bài đồng dao như:

“Xấu hổ

Lấy rổ mà che

Lấy nong mà đậy

Lấy chày đập bóng”

4.54. Chọi dế

Người chơi sẽ tìm bắt dế (to, khỏe) cho chúng chiến đấu cùng nhau. Con chiến thắng là con trụ lại sau cùng khi đối thủ không còn năng lực chiến đấu.

4.55. Trò chơi Đúc cây dừa – chừa cây mỏng

Tất cả người chơi ngồi xuống xếp chân thành một hàng, đọc bài đồng dao:

“Đúc cây dừa

Chừa cây mỏng

Cây bình đỏng (đóng)

Cây bí đao

Cây nào cao

Cây nào thấp

Chầp chùng mùng tơi chín đỏ

Con thỏ nhảy qua

Bà già ứ ự

Chùm rụm chùm rịu (rạ)

Mà ra chân này”.

Khi đọc đến từ cuối cùng người đó rụt chân lại. Người thua cuộc là người còn chân cuối cùng trong lượt chơi.

4.56. Trò chơi "Đánh đáo"

Người chơi cần chuẩn bị cho mình số lượng đá nhất định và đồng tiền xu, một khoảng không với hai vạch cách nhau khoảng 2m.

Khi bắt đầu chơi, người chơi đứng ở vạch thứ 2 thảy đồng xu lên vị trí trên vạch thứ nhất. Sau đó dùng những hòn đá có sẵn chọi vào đồng xu. Nếu chọi trúng thì có quyền ăn những đồng tiền đó và thực hiện lượt tiếp theo.

4.57. Trò chơi "tượng"

Người chơi thỏa thuận chia ra làm hai đội, một đội bắt. Trong quá trình di chuyển, người chơi có quyền nói tượng sau đó đứng yên để không bị người đuổi bắt. Để cứu thành viên của đội mình, người chơi chỉ cần chạm vào người đang đứng tượng đó.

4.58. Ken con vật, ken trái cây

Người chơi chọn cho mình tên con vật hoặc tên trái cây. Khi bắt đầu trò chơi, khi sắp bị đuổi đến nơi, người chơi có thể đọc to tên mình đã chọn sau đó đứng yên. Người chơi khác muốn cứu đồng đội chỉ cần chạm vào người đó.

4.59. Trò chơi đua thuyền

Đua thuyền là trò chơi dân gian có từ lâu đời. Người chơi chuẩn bị chiếc thuyền và sắp xếp những người chơi khỏe nhất, mạnh nhất cho phù hợp.

Khi có hiệu lệnh bắt đầu của quản trò, các thành viên trong đội thuyền phối hợp cùng nhau. Đội nào đưa thuyền cán đích trước là người chiến thắng.

100+ trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến hay nhất - Ảnh 31

4.60. Trò chơi "thi thổi cơm"

Thi thổi cơm là hoạt động thường diễn ra vào đầu xuân năm mới. Tại các địa điểm quy định, khi có hiệu lệnh của người chơi, các đội chơi bắt đầu các hoạt động nấu cơm theo quy định. Một người có nhiệ vụ gánh niêu cơm, những người còn lại có nhiệm vụ điều tiết lửa sao cho cơm được chín đều. Đội nào có cơm chín dẻo, thơm ngon được ban giám khảo đánh giá là đội thắng cuộc.

4.61. Trò chơi "Nhún đu"

Nhún đu là trò chơi phổ biến ở vùng núi. Để tham gia trò chơi hai người đứng hai bên đu được chuẩn bị sẵn, phối hợp nhịp nhàng để chiếc đu di chuyển.

4.62. Trò chơi "Đi cầu kiều"

Ở trò chơi này, người chơi cần di chuyển trên một cầu tre gập gềnh, đung đưa của những người còn lại. Phần thưởng dành cho người chiến thắng được đặt ở cuối cây cầu.

100+ trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến hay nhất - Ảnh 32

4.63. Trò chơi "Cờ vây"

Mục tiêu của cờ vây là bao vây được tổng diện tích lớn hơn đối thủ.

4.64. Trò chơi "Cờ người"

Cờ người gồm những người mặc áo ghi tên những quân cờ tương ứng. Khi di chuyển trên bàn cờ, những người đóng vai quân cờ đó sẽ biểu diễn bài múa tương ứng. Người chơi thua khi bị đối phương chiếu tướng.

4.65.  Ném còn

Ném còn là hoạt động thường tổ chức vào dịp lễ hội, đầu xuân năm mới. Người chơi có nhiệm vụ cầm còn và ném vào vòng tròn trên cây nêu dựng sẵn.

100+ trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến hay nhất - Ảnh 33
Chính thức: “Trò chơi con mực” (Squid Game) mùa 2 sẽ quay trở lại màn ảnh Netflix Trò chơi tuổi thơ đánh nhau bằng gối chính thức trở thành môn thể thao Review "Squid Game": Trò chơi dân gian hóa cuộc đua sinh tử
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp