Từ 12/12/2021: Bảo hiểm tiền gửi tăng từ 75 triệu đồng lên 125 triệu đồng

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ ba, 30/11/2021 09:48 (GMT +7)
Bên cạnh sự thay đổi về bảo hiểm tiền gửi, nhiều chính sách khác cũng sẽ có hiệu lực từ tháng 12/2021.
Hashtag #Người lao động #Quy định pháp luật #NEWS #Nóng trên MXH

Người gửi tiền nhận bảo hiểm đến 125 triệu đồng

Quyết định 32/2021/QĐ-TTg về hạn mức trả tiền bảo hiểm có hiệu lực chính thức từ ngày 12/12. Quyết định này sẽ áp dụng đối với những đối tượng là người được bảo hiểm tiền gửi; các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; tổ chức bảo hiểm tiền gửi; cơ quan, tổ chức và những cá nhân khác có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi.

Trong đó, số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm được quy định tại điều 3 theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng.

Trước đó, hạn mức trả tiền bảo hiểm tối đa là 75 triệu đồng, theo Quyết định 21/2017/QĐ-TTg.

Giảm 50% lệ phí trước bạ với ôtô sản xuất trong nước

Theo Nghị định 103/2021/NĐ-CP, từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022, lệ phí trước bạ nộp lần đầu đối với ôtô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ôtô và các loại xe tương tự ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước giảm còn 50% so với trước đây. Cụ thể, mức phải phải nộp sẽ từ 5%-6% giá trị xe. Quyết định này được đưa ra nhằm khuyến khích người dân mua sắm, kích cầu tiêu dùng, sở hữu tài sản; đồng thời nhằm tác động thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước nối lại chuỗi cung ứng, tăng cường mở rộng đầu tư sản xuất, lắp ráp ôtô tại Việt Nam. Trước đó, mức lệ phí này từ 10%-12% giá trị xe

Những chính sách chính thức có hiệu lực từ tháng 12/2021, NLĐ cần phải biết - Ảnh minh họa
Những chính sách chính thức có hiệu lực từ tháng 12/2021, NLĐ cần phải biết - Ảnh minh họa

>>> Xem thêm: Hà Nội: Dự kiến từ 6/12 cho cấp THPT đi học trở lại

Công chức, viên chức không phải bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học

Đây là nội dung mới tại Nghị định 89/2021/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, có hiệu lực từ 10/12/2021. Theo đó nội dung bồi dưỡng công chức, viên chức sẽ bao gồm: Lý luận chính trị; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; kiến thức quốc phòng và an ninh; kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí công việc.

Như vậy, nội dung bồi dưỡng tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ trong Nghị định 101/2017/NĐ-CP đã bỏ.

Nới điều kiện xét thăng hạng viên chức giảng dạy đại học

Tại Thông tư 31/2021/TT-BGDĐT đã đề cập về tiêu chuẩn, điều kiện thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục đại học công lập.

Cụ thể, để viên chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học công lập được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 thì điều kiện sẽ là: Trong năm công tác liền kề trước năm dự thi viên chức phải được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02. Còn hiện hành quy định yêu cầu viên chức cần hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 3 năm liên tục tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thi/xét.

Thông tư 31/2021/TT-BGDĐT chính thức có hiệu lực từ ngày 26/12 và thông tư này sẽ thay thế Thông tư 18/2017/TT-BGDĐT ngày 21/7/2017, Thông tư 08/2018/TT-BGDĐT ngày 12/3/2018.

Từ 12/12/2021: Bảo hiểm tiền gửi tăng từ 75 triệu đồng lên 125 triệu đồng - Ảnh 2

>>> Có thể bạn quan tâm: Không khí lạnh tăng cường Hà Nội chuẩn bị rét 11 độ C

Từ tháng 12/2021: 3 chính sách mới về bảo hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến NLĐ Chính sách hỗ trợ mới nhất dành cho các đối tượng là F0, F1 và trẻ em Hai chính sách mới quan trọng liên quan đến tiền lương giáo viên cần biết
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp