Mỗi năm có khoảng 10.000 trẻ Mỹ bị bỏng nghiêm trọng do mì ăn liền

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ sáu, 13/11/2020 11:33 (GMT +7)
Mì ăn liền thường biết tới với giá rẻ, ngon và tiện lợi. Nhưng nghiên cứu mới của Mỹ cho thấy rằng mì ăn liền chính là sản phẩm khiến trẻ em gặp nhiều rủi ro.

Mì ăn liền thường biết tới với giá rẻ, ngon và tiện lợi được nhiều người ưa chuộng, thế nhưng trong Hội nghị của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng mì ăn liền chính là nguyên nhân gây bỏng cho hàng nghìn trẻ em mỗi năm.

Tiến sĩ Courtney Allen của Đại học Emory, người đứng đầu nghiên cứu cho biết, lẽ ra chúng ta phải nhớ bên trong những chiếc cốc nhựa, cốc giấy đựng mì ăn liền chính là nước sôi.

Ước tính mỗi năm có khoảng 10.000 trẻ bị bỏng do mì ăn liền, súp ăn liền.
Ước tính mỗi năm có khoảng 10.000 trẻ bị bỏng do mì ăn liền, súp ăn liền.

Cụ thể, nghiên cứu của Tiến sĩ Allen đã theo dõi hơn 4.500 vụ bỏng nghiêm trọng ở trẻ em Mỹ được ghi lại trong khoảng thời gian 11 năm và kết quả cho thấy đa số các thương tích gây ra đều liên quan đến sản phẩm tiêu dùng, đặc biệt là mì ăn liền…

Ông cũng ước tính mì ăn liền là thủ phạm gây ra gần 10.000 ca bỏng nhi ở Hoa Kỳ mỗi năm và đều rơi vào trẻ em ở độ tuổi từ 4 – 7. 

Do đó các nhà nghiên cứu khuyến cáo cha mẹ nên thận trọng khi cho con em mình tự ăn những món súp ăn liền, mì ăn liền, vì chúng có thể làm bỏng trẻ bất cứ lúc nào.

Đồng thời các nhà khoa học hy vọng, các nhà sản xuất các món "ăn liền" sẽ thay đổi cấu trúc của bao bì theo cách để bát hay cốc đựng món mì không bị đổ, hoặc khó dội vào những đứa trẻ đang chờ ăn. Bởi hiện nay có nhiều sản phẩm với thiết kế rất kém, và khi ta đặt chúng vào lò vi sóng hoặc đổ nước sôi vào thì chúng không an toàn.

Bên cạnh đó theo nghiên cứu năm 2006, được công bố trên tạp chí Burn Care and Research, các chuyên gia nhận thấy các hộp đựng súp ăn liền, mì ăn liền và nhận thấy rằng những chiếc cốc cao hơn và mỏng hơn dễ đổ hơn những sản phẩm có thiết kế thấp hơn.

Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn là cha mẹ. Một nghiên cứu khác cho thấy những vụ tai nạn bỏng do mì ăn liền có nguyên nhân từ cha mẹ chiếm nhiều hơn. Nhiều người pha mì và để cốc mì nóng rẫy ngay trước mặt con nhỏ mà không có bất kỳ cảnh giác hay nhắc nhở nào. Trong đó, trẻ ở độ tuổi dưới 7 thường hiếu động và không ý thức được những nguy hiểm có thể xảy ra với mình.

Hà Nội: Bé 12 tháng bị bỏng nặng vì bát mì tôm đổ vào mặt Thứ đồ chơi trẻ em yêu thích làm 5 người bỏng nặng trong thang máy Khoảnh khắc ngọn lửa bốc cháy từ quả bóng sinh nhật thiêu rụi bar X5
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp