Hà Nội: Bé 12 tháng bị bỏng nặng vì bát mì tôm đổ vào mặt

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ năm, 12/11/2020 16:51 (GMT +7)
Bé 12 tháng tuổi bị bỏng độ 2 ở mặt, cổ và tay, theo dõi tổn thương mắt sau khi bị bát mì tôm nóng đổ vào.
Hashtag #Tai nạn thường gặp trong gia đình #NEWS #Nóng trên MXH

Các bác sĩ Khoa Bỏng, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, cho biết ngày 11/11 đơn vị tiếp nhận trường hợp cháu bé 12 tháng tuổi bị bỏng độ 2 ở mặt, cổ và tay do bị bát mì tôm đổ lên. Nước nóng của bát mì còn bắn vào mắt bé, hiện đang theo dõi tổn thương mắt.

Được biết đây là một trong 4 bệnh nhi bỏng nước sôi nhập viện trong hai ngày 10-11/11 và cũng là ca nặng nhất. Ba bé còn lại lần lượt 6, 12 và 15 tuổi, cũng bị bỏng trong các tình huống tương tự như nhúng chân vào chậu nước tắm nóng, nước sôi trong ấm siêu tốc đổ vào người, ngã vào chậu nước sôi.

Hà Nội: Bé 12 tháng bị bát mì tôm đổ vào mặt khiến cháu bỏng nặng.
Hà Nội: Bé 12 tháng bị bát mì tôm đổ vào mặt khiến cháu bỏng nặng.

Bác sĩ cho hay, đa phần trẻ bỏng nhập viện đều có nguyên nhân từ nước sôi, thức ăn nóng gây tổn thương sâu, việc điều trị khó khăn. Thậm chí có những trường hợp các bác sĩ phải phẫu thuật ghép da, để lại di chứng như sẹo co kéo, ảnh hưởng đến các chức năng cơ thể.

Do đó, bác sĩ Giang khuyến cáo cha mẹ cần để những vật dụng gây bỏng như phích nước sôi, cốc nước nóng, thức ăn mới nấu, bàn là đang nóng, bật lửa... ngoài tầm với của trẻ. Đặc biệt, phụ huynh cần lưu ý với mì tôm, món ăn phổ thông trong các gia đình. Tại Mỹ, ước tính có 10.000 trẻ mỗi năm bị bỏng do mì tôm.

Năm 2019, hai vụ trẻ bị bỏng vì mì tôm đã xảy ra do lỗi sơ suất của người lớn. Đó là sự vụ bà nội pha mì để cạnh mép bàn khiến cháu với tay làm đổ hay vụ trẻ ăn mì trên máy bay làm đổ cả bát mì nóng rẫy xuống vùng bụng dưới, cơ quan sinh dục và đùi.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh, nếu phát hiện trẻ bị bỏng, cần nhanh chóng xối nước lạnh sạch vào vết bỏng để giảm nhiệt độ, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm và giảm độ sâu của vết thương đồng thời sẽ làm hạn chế tổn thương lan rộng.

Bác sĩ lưu ý không được dùng thảo dược không rõ nguồn gốc để tự chữa bỏng cho trẻ, cũng không dùng nước đá để chườm giảm nhiệt độ vì có thể gây tổn thương nặng hơn. 

Thứ đồ chơi trẻ em yêu thích làm 5 người bỏng nặng trong thang máy Khoảnh khắc ngọn lửa bốc cháy từ quả bóng sinh nhật thiêu rụi bar X5 Phú Yên: Tạm giam nghi can phóng hỏa làm 4 người bỏng nặng
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp