Vì sao cổ nhân dạy: "Nơi đông giữ miệng - nơi loạn giữ tâm"?

Thanh Lê Đăng lúc: Chủ nhật, 08/05/2022 08:13 (GMT +7)
Người Trung Quốc từ xa xưa đã có câu căn dặn con cháu rằng: "Nơi đông giữ miệng - nơi loạn giữ tâm", vậy ý nghĩa của câu nói này là gì?

"Nơi đông giữ miệng, nơi loạn giữ tâm" là 1 câu nói quen thuộc của người xưa nhưng không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa. Giải nghĩa thông thường, câu này có ý là: ở nơi đông đúc thì nên ăn nói cẩn trọng, ở nơi loạn lạc thì nên giữ sự điềm tĩnh.

Sâu xa hơn, câu nói của cổ nhân khuyên răn 1 cách sống trong những điều kiện không thuận lợi để tránh mắc phải tai ương. Những nơi đông người thường lắm thị phi, không biết ai xấu ai tốt, lắm kẻ gièm pha, nếu ăn nói không cẩn trọng thì một lời nói bị đưa qua miệng nhiều người sẽ biến thành câu khác, khiến người phát ngôn dễ mắc họa. Chưa kể nếu nói lời không vừa ý đám đông, dễ bị tấn công ngược. Vậy nên, nơi đông phải "giữ miệng" là thế. Giữ miệng không phải là im lặng hay nói ít, mà nói gì cũng phải suy nghĩ thật kỹ, không nói quá thẳng quá thật, phải lựa lời mà nói, bởi không phải ai cũng sẵn sàng nghe những điều chân thành tốt đẹp của mình.

Tương tự như thế, ở những nơi "loạn", hỗn độn trắng đen, người người cuồng nộ, cần giữ cho mình trung lập. "Giữ tâm" là để tâm không xao động, không vì hoàn cảnh mà lung lay, nghiêng ngả, tham sân si khởi. Giữ tâm cũng là giữ cho mình ngay thẳng, trong sạch, không theo phe nào, không tát nước theo mưa, buông thả bản thân theo tà đạo để hưởng lợi tức thì. Giữ tâm chờ trời yên biển lặng, qua sóng gió thì sẽ luôn bình an.

Vì sao cổ nhân dạy: 'Nơi đông giữ miệng - nơi loạn giữ tâm'? - Ảnh minh họa
Vì sao cổ nhân dạy: "Nơi đông giữ miệng - nơi loạn giữ tâm"? - Ảnh minh họa

>>> Xem thêm: Vì sao cổ nhân có câu: “Miệng” của người mẹ, quyết định vận mệnh đời con?

Bởi có những quyết định cần dứt khoát, có những cuộc hẹn không nên mãi đứng chờ, rất nhiều việc chẳng cần tranh dành mà có, vì nếu đã là phúc phận của mình thì chẳng thể đến tay ai, nếu đã không phải là của mình thì cầu mong, giành giật cũng không thể được.

Tất cả mọi nỗ lực cố gắng sẽ có thành quả nếu bạn tu tâm dưỡng tính, tạo dựng uy đức cho thân. Dù có là bậc phú quý thì trong tâm cũng cần giữ điều thanh tịnh. Khi đối diện thực tại hãy bình tâm và tận hưởng kiếp sống thanh tao, có như vậy bạn mới hạnh phúc, và tâm thêm vui.

Theo quy luật của tự nhiên, vạn sự vạn vật trên trái đất cũng như con người sống được là nhờ biết nương tựa vào nhau. Hạnh phúc trong cuộc sống chỉ trọn vẹn khi bạn biết cách gieo mầm ngay từ lúc cho đi và khi biết cho đi chúng ta bỗng nhiên sẽ trở nên giàu có một cách không ngờ tới.

Cuộc sống nếu bạn không thể nhìn thấy được thiếu sót của mình thì có lẽ bạn không tỉnh. Do đó, không phải lúc nào cũng chỉ nhìn thấy cái sai của người khác và nếu nhận thấy người khác sai thì hãy tĩnh lặng quan sát xem chính mình có mắc phải sai lầm như thế hay không để tránh.

Vì sao cổ nhân dạy: 'Nơi đông giữ miệng - nơi loạn giữ tâm'? - Ảnh 2

Đồng thời nếu nhận ra bản thân đã mắc sai lầm, hãy thành tâm sửa sai, bình thản đón nhận và vượt qua lỗi lầm mới tạo nên những ưu điểm đáng quý của mình. Từ đó bạn cũng mới minh mẫn để nhìn ra ưu điểm của người khác và học chính những ưu điểm của người khác để có được trí tuệ.

Trong cuộc sống luôn có những cuộc gặp gỡ nhưng đôi khi đó chỉ là một cái duyên, có những phút chạm mặt lướt qua đời nhau cũng được xem là cái phận. Duyên – phận chính là cái mà ông trời đã từng sắp đặt. Do vậy cha ông khuyên răn con cái rằng, dù có những mối qᴜąn hệ thân cận nhưng hãy nhớ dành lại cho bản thân một lối cho mình lᴜi, một ngăn bí mật của cᴜộc sống mà không ai biết. Đồng thời khi thành công, cũng không nên kiêu ngạo, thất bại không nản lòng, tâm hãy an nhiên thuận theo ý trời.

Vì sao cổ nhân dạy: "Giàu không ở nhà to, nghèo không đi đường dài"? Vì sao Cổ nhân nói: “4 thứ không sờ, nhất là eo goá phụ”? Vì sao cổ nhân dạy: "50 không xây nhà, 60 không trồng cây, 70 không may áo"?
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp