Vì sao Fantom có thể ngược dòng tăng giá giữa bear-market?

Anh Tú Đăng lúc: Chủ nhật, 16/01/2022 18:48 (GMT +7)
Cùng 2dep.io tìm hiểu những động lực giúp Fantom tăng giá trong bối cảnh nhiều Altcoin đang gặp khó khăn vì sự suy giảm nói chung của Bitcoin.

Thời điểm hiện tại, thị trường tiền điện nhìn chung đang ở trong bear-market khi mà Bitcoin, Ethereum cùng nhiều altcoin layer-1 đều đã giảm giá khá nhiều từ mức ATH. Tuy nhiên, riêng Fantom lại ngược chiều tăng giá. Hồi tháng trước, Fantom thậm chí đã thiết lập đỉnh ở mức giao dịch 3.15 USD/FTM.

Tính đến ngày hôm qua (15/1), tổng giá trị token bị khóa trên mạng lưới đã tăng cực mạnh, từ mức 1 tỷ USD (9/2021) lên mức 7 tỷ USD. Theo thông tin do Fantom Foundation công bố vào cuối năm ngoái, số lượt giao dịch hàng ngày của đồng FTM lên tới 700.000 lượt, trong khi lượng địa chỉ duy nhất đã vượt qua cột mốc 1.4 triệu.

Vậy thì vì sao Fantom lại đạt được sự tăng trưởng ấn tượng như vậy?

Fantom Foundation thực hiện các chiến lược khuyến khích thanh khoản

Fantom có tốc độ xử lý giao dịch trung bình chỉ 1 giây mà thôi
Fantom có tốc độ xử lý giao dịch trung bình chỉ 1 giây mà thôi

Vào ngày 30/8/2021, Fantom Foundation đã bắt đầu chương trình khai thác thanh khoản khổng lồ với trị giá lên đến 370 triệu FTM. Thông thường, các chương trình khuyến khích thanh khoản sẽ hướng đến người dùng, nhưng Fantom Foundation lại làm khác.

Thay vì hướng đến các người dùng hoặc nhà đầu tư cá nhân, họ đã hướng tới các nhà phát triển với mục đích gia tăng số lượng nhà phát triển tham gia vào mạng. Nhờ thế, hệ sinh thái dApp của Fantom ngày một trở nên hấp dẫn hơn. Các sản phẩm được thiết kế trên hệ sinh thái tạo ra lợi nhuận một cách bền vững, từ đó khiến cho các nhà cung cấp thanh khoản sẽ không nhảy từ dApp này sang dApp khác một cách liên tục để theo đuổi mục tiêu theo đuổi lợi nhuận. Cũng vì vậy, các nhà phát triển càng có điều kiện thuận lợi hơn để cải thiện sản phẩm của mình.

Có nhiều bước đi quan trọng trong năm 2021

Trong nửa đầu năm 2021, các nhà phát triển của Fantom đã kết hợp với những đối tác lớn như Chainlink, API3 cùng với Band Protocol. Ngoài ra nhờ bản cập nhật Go-Opera, thời gian xử lý giao dịch trung bình của mạng lưới Fantom đã được cải thiện không ít, chỉ còn khoảng 1 giây mà thôi. Trong nửa sau của năm ngoái, Fantom tiếp tục mang đến tin vui cho các nhà đầu tư khi hợp tác cùng với Chainstack, Blocknative và DIA. Ấn tượng hơn, Fantom còn hướng đến việc hợp tác với các tổ chức chính phủ. Hiện tại, họ đang có quan hệ đối tác một số cơ quan tại Ukraine, Pakistan, Tajikistan cùng với Uzbekistan.

Fantom có nhiều bước đi quan trọng trong năm 2021, một trong số đó là hợp tác với Chainlink
Fantom có nhiều bước đi quan trọng trong năm 2021, một trong số đó là hợp tác với Chainlink

Fantom sở hữu một hệ sinh thái sôi động

Fantom đã tổ chức tới 113 dự án giao thức, bao gồm cả các giao thức blue-chip DeFi như Curve Finance, SushiSwap và những dApp nổi tiếng như CREAM Finance, Beefy Finance hay Abracadabra. Chưa hết, Fantom còn thể hiện tham vọng với lĩnh vực GameFi bằng cách chào đón các dApp liên quan tới Metaverse như 8BIT World cũng như là đầu tư mạnh mẽ vào Tankwars Zone, một game bắn xe tăng có đồ họa và cơ chế chơi hấp dẫn.

 

 

 

 

Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp