WHO chỉ ra "thủ phạm" khiến đại dịch Covid-19 "nhấn chìm" Ấn Độ

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ hai, 10/05/2021 16:51 (GMT +7)
Trước sự bùng phát khó kiểm soát của đại dịch Covid-19 ở Ấn Độ, mới đây chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã lý giải nguyên nhân.
Hashtag #Covid ở Ấn Độ #NEWS #Nóng trên MXH

Bà Swaminathan, một bác sĩ nhi khoa, nhà khoa học lâm sàng người Ấn Độ và nhà khoa học hàng đầu của WHO, cho biết biến thể B.1.617 của Covid-19, được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ vào tháng 10 năm ngoái "là một dạng biến thể lây lan cực kỳ nhanh chóng", đồng thời cũng là một yếu tố góp phần vào thảm họa đang xảy ra ở quê hương của bà.

Theo nhà khoa học này, dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại Ấn Độ là do rất nhiều nguyên nhân, một trong số đó là "virus có khả năng lây nhiễm nhanh hơn". Hiện nay WHO coi B.1.617 là "biến thể cần quan tâm" nhưng tổ chức này vẫn chưa bổ sung B.1.617 vào danh sách "đáng lo ngại" (gồm các biến thể virus nguy hiểm hơn chủng ban đầu bởi khả năng lây nhiễm cao hơn, gây tử vong lớn hơn hoặc có thể vượt qua các biện pháp bảo vệ bằng vaccine).

Đại dịch Covid-19 'nhấn chìm' Ấn Độ - Ảnh: SCMP
Đại dịch Covid-19 "nhấn chìm" Ấn Độ - Ảnh: SCMP

Còn tại một số quốc gia bao gồm Mỹ và Anh, các cơ quan y tế coi B.1.617 là một biến thể "đáng lo ngại", do đó bản thân bà Swaminathan mong muốn WHO sẽ sớm đưa ra tuyên bố như vậy. 

Nhưng bà cũng nhấn mạnh rằng, sự gia tăng đáng kể số ca nhiễm và tử vong ở Ấn Độ hiện nay nguyên nhân duy nhất không phải bắt nguồn từ biến thể B.1.617. Thay vào đó, nhà khoa học này cho rằng, một trong những lý do trọng yếu gây nên tình trạng dịch bùng phát mạnh mẽ là do quê hương Ấn Độ của bà dường như đã mất cảnh giác trước đại dịch khi cho phép tụ tập đông người.

Cụ thể, trong thời gian qua bất chấp nguy cơ lây nhiễm chính phủ Ấn Độ vẫn cho phép tổ chức các lễ hội và các sự kiện chính trị với sự tham gia của hàng nghìn người. Thậm chí có không ít người dân nước này đã chủ quan cho rằng cuộc khủng hoảng đã kết thúc, chính vì vậy họ tùy ý bỏ khẩu trang, cũng như buông lỏng các biện pháp bảo vệ khác, trong khi virus vẫn âm thầm lây lan trong cộng đồng.

Bà Swaminathan nhận định, tình trạng lây nhiễm ở mức độ thấp đã xảy ra trong suốt nhiều tháng tại đất nước Ấn Độ. Còn biến thể nguy hiểm này có thể đã xuất hiện cũng lâu rồi và lây lan dần ra, "nhưng những dấu hiệu ban đầu đó đã bị bỏ qua, cho đến khi dịch đạt đến điểm mà nó tăng theo chiều thẳng đứng". "Đến thời điểm đó, rất khó để ngăn chặn dịch bệnh, bởi vì nó liên quan đến hàng chục nghìn người đã bị lây nhiễm và nhân lên với tốc độ rất khó để ngăn chặn", bà Swaminathan cho biết.

Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, hiện quốc gia này đang cố gắng mở rộng quy mô tiêm chủng để kiềm chế sự bùng phát. Nhưng theo Swaminathan thì việc chỉ tiêm vaccine sẽ không đủ để kiểm soát tình hình. Bởi dù Ấn Độ là quốc gia sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, nhưng hiện nay vẫn mới chỉ tiêm chủng đầy đủ cho khoảng 2% trong số hơn 1,3 tỷ dân của nước này.

Do đó để đạt tỷ lệ tiêm chủng từ 70-80%, "sẽ mất nhiều tháng, nếu không muốn nói là nhiều năm", bà Swaminathan nhấn mạnh. Đồng thời chuyên gia này cũng cho hay, "trong tương lai gần, Ấn Độ vẫn cần phụ thuộc vào các biện pháp xã hội và y tế cộng đồng đã được thử nghiệm để ngăn virus lây lan".

Dịch ở Ấn Độ không chỉ đáng lo ngại bởi số ca nhiễm và tử vong, mà còn đặc biệt đáng báo động vì nguy cơ xuất hiện các biến thể mới và nguy hiểm hơn. Đồng thời dịch càng lan rộng càng thì khả năng đột biến sẽ phát triển và thích nghi nhanh hơn. "Các biến thể với nhiều đột biến rốt cuộc sẽ trở nên kháng các loại vaccine hiện có. Đó sẽ là vấn đề với toàn thế giới", nhà khoa học này WHO nhận định.

Nhà khoa học hàng đầu của WHO Soumya Swaminathan (Ảnh: AFP).
Nhà khoa học hàng đầu của WHO Soumya Swaminathan (Ảnh: AFP).

Ấn Độ hiện đã ghi nhận hơn 22,6 triệu ca nhiễm và hơn 246.000 ca tử vong vì Covid-19 và trở thành vùng dịch lớn thứ hai thế giới. Trong 24h qua số ca nhiễm tại quốc gia này là 366.000 ca nhiễm và 3.700 ca tử vong.

Ca Covid-19 25 tuổi ở Đà Nẵng đến rất nhiều điểm ở TP.HCM Hải Dương: Từ 0h ngày 10/5, những phương tiện vận tải nào được phép hoạt động? Bệnh nhân dương tính với nCoV ở Ngụy Như Kon Tum đã đi siêu thị, đến các chung cư khác
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp

News feed

Recommend